Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

TIÊN TRI AHIGIA



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI AHIGIA
I Các Vua 11.26-40; 12.15; 14.1-20; 15.25-30
Phần giới thiệu
:
Tối nay, chúng ta lần trở lại một chút rồi nhìn vào một vị tiên tri, mà chúng ta biết đến với cái tên là Ahigia người Silô.
Tên Ahigia có nghĩa là: “một anh em của Đức Giêhôva” và có 6 người có tên Ahigia trong Kinh Thánh.
Người thứ nhứt được nhắc tới là tiên tri Ahigia, ông xuất thân từ Silô, ông là người mà chúng ta sẽ xem xét tối nay.
Cũng có Ahigia khác được nhắc tới ở một số chỗ trong Kinh Thánh mà chúng ta sẽ xem xét, nhắc tới tối nay. Ông là cha của Baêsa, Vua xứ Israel, ông đã mưu nghịch lại Nađáp, con trai của Giêrôbôam và đã trị vì thay cho ông.
Tiếp đến, có Ahigia, con trai của Giêrácmêên, một người thuộc chi phái Giuđa được nhắc tới ở I Sử ký 2.25.
Có Ahigia, người Phalôn, là một trong 30 người tráng sĩ của David được nhắc tới ở I Sử ký 11.36. Có Ahigia người Lêvi, ông là quản lý kho tàng của Đền Tạm được nhắc tới ở I Sử ký 26.20. Và sau cùng, có Ahigia người Lêvi, ông cùng với Nêhêmi, đã đóng ấn giao ước trong Nêhêmi 10.26.
Nhưng tối nay, mục tiêu của chúng ta là nhắm vào Ahigia, người Silô, ông là tiên tri của Đức Chúa Trời. Tối nay, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời sử dụng Ahigia trong vai trò nhà vô địch cho quyền lợi của dân sự trước bề mặt sự áp bức của Salômôn và Rôbôam. Chúng ta cũng sẽ thấy ông nói tiên tri về sự nổi loạn chia xé Vương quốc của David ra làm hai quốc gia.
I. LAI LỊCH CỦA AHIGIA.
Chúng ta không biết một điều gì khác về vị tiên tri nầy, trừ ra chỗ ông xuất thân từ Silô và ông rất trung tín phát ra các sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
II. CHỨC VỤ CỦA AHIGIA.
A. Sứ điệp đã được phát ra cho Giêrôbôam (I Các Vua 11.26-40)
Chúng ta thấy ở đây, tiên tri Ahigia đã nói trước sự phân chia Vương quốc của dân Israel. Ông nói cho Giêrôbôam biết 10 trong 12 chi phái sẽ đi theo người. Hai chi phái kia, Giuđa và Bêngiamin, sẽ trung thành ở lại với nhà David (nghĩa là, Rôbôam, con trai của Vua Salômôn).
Giuđa, chi phái lớn nhất, và Bêngiamin, chi phái nhỏ nhất, thường được nhắc tới là một chi phái vì họ cùng chia sẻ một đường biên giới. Cả Giêrôbôam và Ahigia đều xuất thân từ chi phái Épraim, là chi phái nổi bật nhất trong 10 chi phái.
Thay vì nhìn thấy sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời như động lực phải vâng theo Đức Chúa Trời, Giêrôbôam đã quyết phải làm một việc gì đó mà ông ta có thể để bảo đảm địa vị của mình. Cả Giêrôbôam và Rôbôam đã làm điều chi là tốt cho bản thân họ, chớ chẳng phải là tốt cho dân sự của họ. Rôbôam vốn lỗ mãng và chẳng chịu nghe theo mọi điều dân sự nói; Giêrôbôam đã thiết lập các nơi thờ phượng mới để giữ cho dân sự mình không lên thành Jerusalem, là thủ phủ của Rôbôam.
Cả hai hành động đều là ngăn ngừa. Động lực của Rôbôam đã làm phân rẻ xứ sở, còn động lực của Giêrôbôam thì xây dân sự xa khỏi Đức Chúa Trời. Giêrôbôam đã lãnh đạo xứ sở mình xa khỏi Đức Chúa Trời, là Đấng đã cho phép ông lên ngôi trị vì.
Đức Chúa Trời sẵn sàng thiết lập vương quốc của ông nếu ông chỉ tỏ lòng thành thực cùng Đức Chúa Trời (câu 38). Tuy nhiên, thay vì tin cậy Đức Chúa Trời, ông đã tìm cách tự mình thiết lập Vương quốc (12.25-33). Đức Chúa Trời đã sai một vị tiên tri vô danh đến nghịch lại bàn thờ mà Giêrôbôam đã dựng tại Bêtên (Chương 13).
B. Sứ điệp đã phát ra cho Giêrôbôam qua vợ của Giêrôbôam (I Các Vua 13.33-34; 14.1-20)
Giêrôbôam đã được lập lên trong sự gian ác của người (I Các Vua 13.33-34) (nghĩa là, ông từ chối không chịu ăn năn). Vì cớ Đức Chúa Trời đã sai sự phán xét đến nghịch lại nhà của ông ta. Chúng ta thấy Abigia, con trai của Giêrôbôam đã ngã bịnh (I Các Vua 14.1).
Giêrôbôam đã sai vợ mình đến với Ahigia để xem coi điều chi sẽ xảy đến cho đứa trẻ (các câu 2-4). Giêrôbôam buộc vợ mình phải tự đội lốt để Ahigia không nhận ra. Ahigia sẽ không nhận ra nàng, vì ông đã bị mù trong lúc tuổi già. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nói cho Ahigia biết vợ của Giêrôbôam đang tới đến và nàng đã giả dạng (câu 5).
Chắc chắn là Ahigia đã làm cho vợ của Giêrôbôam phải giật mình khi nàng bước qua cánh cửa (câu 6). Khi ấy, Ahigia đã phát ra sứ điệp nói tới sự phán xét giáng trên nhà của Giêrôbôam và trên Israel Vương quốc phía Bắc (các câu 6b-16).
Bạn có thể tưởng tượng vợ của Giêrôbôam đang ở trong tình trạng bị sốc và kinh hãi ở tại điểm nầy. Khi nàng trở về, Lời của Đức Giêhôva đã ứng nghiệm (câu 17).
Chúng ta thấy Giêrôbôam khi đó đã ngã chết và con trai ông là Nađáp đã trị vì thay cho ông (các câu 18-20). Ở 15.25-30, chúng ta thấy chỗ Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về nhà của Giêrôbôam. Ở II Các Vua 17.6-23, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về xứ sở của Israel.
Phần kết luận:
Vì vậy, Đức Chúa Trời đã sử dụng tiên tri Ahigia thật đặc biệt để công bố cả sự thăng trầm của nhà Giêrôbôam và ông đã trung tín phát ra sứ điệp của Đức Chúa Trời y như sứ điệp ấy đã ban ra cho ông, còn Đức Chúa Trời thì làm ứng nghiệm Lời của Ngài.

Acan



NHÂN VẬT KINH THÁNH
Sách Giôsuê – Acan

Giôsuê 6.17-19; 7.1-26; 22.20

Phần giới thiệu:
Bài học tối nay đem đến cho chúng ta những gì tôi tin là một trong những câu chuyện đáng buồn nhất trong mọi câu chuyện trong Kinh Thánh.
Câu chuyện nói tới Acan – đây là câu chuyện nói tới sự bất tuân và những hậu quả của sự bất tuân.
Điều chi thực sự là đáng buồn về câu chuyện nầy, ấy là câu chuyện ấy đã có trong Hội Thánh nhiều lần lắm (nghĩa là, nhiều người chưa học bài học mà Đức Chúa Trời đã dự trù khi cho lồng câu chuyện nầy trong Kinh Thánh).
Nhiều Cơ đốc nhân không dành thì giờ để dừng lại và suy nghĩ về tác động mà những tư tưởng và hành động của họ đã có trên dân sự của Đức Chúa Trời, trên kẻ bị hư mất, trên bản thân họ, hay trên gia đình của họ. Kết quả, họ thường bị lèo lái bởi xác thịt và đưa ra những sự lựa chọn sai lầm dẫn tới những hậu quả thảm hại. Đấy là trường hợp trong đời sống của Acan.
I. ACAN LÀ AI!?! (Giôsuê 7.1)
Acan là một trong số con cái của Israel.
Ông ta xuất thân từ chi phái Giuđa, chi phái mà từ đó Đức Chúa Jêsus Christ đã chào đời.
Cha của ông ta là Cạtmi, cha Cạtmi là Xápđi, cha Xápđi là Xêrách, cha của Xêrách là Giuđa.
Ông ta xuất thân từ một trong các gia đình có nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất trong Israel để trở thành một người có tên tuổi được gắn với sự bất tuân và rắc rối.
Tên của ông ta có nghĩa là “rắc rối”, “gây rắc rối” hay “quấy rối”.
A. Acan vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để cứu chuộc Israel ra khỏi vòng nô lệ của xứ Ai cập (Phục truyền luật lệ ký 6.20-25)
Các nạn dịch chống lại Pharaôn và Ai cập đương nhiên đã ở bên tai của ông.
Ông ta đã nghe nói thể nào quyền phép của Đức Chúa Trời đã biến dòng sông ra huyết và đã đem đến các trận dịch về ếch nhái, muỗi mòng, ruồi, dịch lệ cho thú đồng, ghẻ chốc, mưa đá, cào cào, bóng tối tăm và thiên sứ sự chết giáng trên con đầu lòng.
2. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng trong việc băng qua Biển Đỏ.
3. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để tiếp trợ cho Israel trong đồng vắng. Ông ta vốn biết rõ cách Đức Chúa Trời đã tiếp trợ mana để ăn, nước để uống và đã bảo toàn áo xống của họ.
4. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng trong việc băng qua sông Giôđanh (nghĩa là, các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước làm chia nước ra làm hai).
5. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để mang lại sự hủy diệt các bức tường thành Giêricô.
Acan vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời.
B. Acan vốn biết rõ những đòi hỏi của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta vốn biết rõ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự tận hiến hoàn toàn.
Phục truyền luật lệ ký 6.4-5: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”.
2. Ông ta vốn biết rõ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng phục hoàn toàn (Phục truyền luật lệ ký 30.15-20)
C. Acan vốn biết rõ sự sửa phạt của Đức Chúa Trời.
(nghĩa là, ông ta biết rõ Đức Chúa Trời xem tội lỗi là trầm trọng)
1. Ông ta vốn biết rõ về 3000 người bị giết trên Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 32)
2. Ông ta vốn biết rõ Côrê, Đathan, Abiram và mọi người liên quan tới họ đã bị đất hả miệng nuốt mất và 250 người bị lửa của Đức Chúa Trời thiêu rụi (Dân số ký 16).
3. Ông ta biết rõ thể nào Đức Chúa Trời đã phán xét 14.700 người Israel đồng mưu với Côrê.
4. Ông ta vốn biết rõ cha mẹ ruột của ông đã bị hư mất trong đồng vắng vì cớ bất tuân.
Thế hệ 20 tuổi sắp lên đã bị hư mất trừ ra Môise, Giôsuê và Calép.
5. Ông ta vốn biết rõ thể nào khi Môise đập hòn đá một khi Đức Chúa Trời bảo ông ấy phán với hòn đá, ông ấy đã bị xét đoán vì cớ sự bất tuân.
Vậy, Acan là ai? – Ông ta là một con cái của Israel, là người đã nhìn biết rõ ràng hơn là làm những gì ông ta đã làm.
ACAN LÀ AI!?!
II. ACAN ĐÃ Ở ĐÂU!?!
Ông ta có mặt ngay giữa nơi Đức Chúa Trời đang hành động!
A. Ông ta là một người tham gia vào trận chinh phục thành Giêricô.
(nghĩa là, bức tường thành Giêricô đã sụp xuống qua sự vâng lời của dân sự).
B. Ông ta là một người tham gia vào sự hủy diệt lạ lùng thành Giêricô bằng Lời của Đức Chúa Trời.
III. ACAN ĐÃ LÀM GÌ!?!
Ông ta đã không vâng theo những huấn thị của CHÚA! (Giôsuê 7.11, 21)
A. Acan đã tham lam (câu 21)
Ông ta đã phạm phải điều răn thứ mười: Xuất Êdíptô ký 20.17: “Ngươi chớ tham. . .”
Giacơ 1.14-15: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết”.
Tham lam lôi cuốn chúng ta ra khỏi những gì Đức Chúa Trời đang dành cho chúng ta.
Khi chúng ta tham lam, mọi sự thèm khát của chúng ta chiếm lấy chỗ của Lời Đức Chúa Trời.
Thi thiên 119.36: “Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng cớ Chúa, Chớ đừng hướng về sự tham lam”.
Luca 12.15: “Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu”.
Êphêsô 5.3: “Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ”.
Côlôse 3.5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”.
Hêbơrơ 13.5: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu”.
Ồ, chúng ta phải lấy làm thỏa lòng với những gì Đức Chúa Trời đang ban cho chúng ta!
B. Acan đã thắc mắc uy quyền của Đức Chúa Trời.
Ông ta đã tỏ ra những hành động của mình cho thấy ông ta không tin theo Lời của Đức Chúa Trời.
C. Acan đã nắm lấy những gì Đức Chúa Trời đã phán rất gớm ghiếc.
(nghĩa là, một cái áo xống tốt đẹp của người Babylôn)
Cụm từ “gớm ghiếc” có ý nói tới điều chi sẽ bị diệt vong.
D. Acan đã nắm lấy những gì thuộc về Đức Chúa Trời (Giôsuê 6.19)
(nghĩa là, 200 siếc-lơ bạc và 50 siếc-lơ vàng)
E. Acan đã nắm lấy những gì thuộc về dân sự của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta đã đánh mất nhân lực của họ – 36 linh hồn (câu 5)
2. Ông ta đã tước của họ chiến thắng – thành Ahi (câu 5)
3. Ông ta đã làm cho họ mất đi sức mạnh (các câu 6-7)
4. Ông ta đã làm cho họ mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời (các câu 11-12)
F. Acan đã neo tội lỗi trong đời sống của ông.
(nghĩa là, ông ta đã hành động như chẳng có gì sẽ xảy ra hết)
IV. ACAN ĐÃ CHỊU KHỔ RA SAO!?!
Ông ta bị hủy hoại hoàn toàn!
A. Ông ta đã gánh chịu thất bại với Israel.
Các ơn phước của Đức Chúa Trời đã bị cầm lại đối với dân sự của Đức Chúa Trời cả thảy vì cớ tội lỗi của một người nầy.
B. Ông ta đã chịu sự sĩ nhục (Giôsuê 7.19-20)
Dân số ký 32.23: “. . . tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi”.
C. Ông ta gánh chịu sự chết (Giôsuê 7.24-25)
1. Sự chết cho bản thân ông ta.
(Đối chiếu, I Giăng 5.16 – tội lỗi đến nỗi chết”)
2. Sự chết của gia đình ông.
D. Ông ta gánh chịu mất mát hết mọi sự.
Ông ta mất hết mọi sự ông ta đã có bao gồm những gì ông đã khao khát nhiều đến nỗi ông ta bằng lòng bất tuân Đức Chúa Trời để có được những thứ đó.
Phần kết luận:
Tội lỗi chúng ta tác động trên chúng ta. Tội lỗi chúng ta tác động trên gia đình chúng ta. Tội lỗi chúng ta đang tác động trên người khác.
Tội lỗi của Ađam đã tác động trên toàn thể nhân loại.
Rôma 5.12: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”.
Tội lỗi của 10 thám tử đã tác động trên toàn bộ con cái Israel.
Acan đã từ chối không chịu xử lý tội lỗi của mình và nó đã dẫn đến sự chết. Sự sửa phạt của Đức Chúa Trời đôi khi có thể rất khắc nghiệt.
Bạn sẽ nghĩ rằng con cái của Đức Chúa Trời sẽ tiếp thu bài học đó. Tuy nhiên, câu chuyện nói tới Acan đã được lặp đi lặp lại nhiều lần lắm.
Những hoàn cảnh cho sự bất tuân của chúng ta có thể khác nhau, nhưng đấy vẫn là bất tuân.
Những hậu quả của tội lỗi chúng ta có thể khác nhau, tuy nhiên chúng rất là thảm hại.

ABIGAIN VÀ NABANH



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ABIGAIN VÀ NABANH
I Samuên 25.1-42

Phần giới thiệu:
Đúng là một sự trái ngược chúng ta đang có ở trước mặt tối nay. Bạn có thể gọi đấy là “Giai Nhân và Quái Thú”.
Abigain, rất xinh đẹp và Nabanh, rất quái gỡ.
I. CON QUÁI THÚ – NABANH, KẺ ĐIÊN DẠI.
Nabanh là một minh họa rất ấn tượng về một con người với cái tên biểu lộ ra bản chất của hắn.
Tên Nabanh có nghĩa là “kẻ dại”.
Nabanh được mô tả là “cứng cỏi hung ác” (câu 3), và thành tích hắn chứng minh hắn quả là y như thế. Cứng cỏi có ý nói tới: một con gấu trong một con người, lỗ mãng, suồng sã, và hung ác.
Khi David đến gặp Nabanh xin thực phẩm cho người của mình đang đói khổ, hắn đã từ chối không cho.
David có ý định giết Nabanh, nhưng Abigain, người vợ xinh đẹp của hắn, đã nài nĩ xin tha mạng cho người chồng bất xứng của nàng cũng như xin tha cho nhiều sinh mạng mà hắn ta đang sở hữu.
Nabanh không sở hữu một đức tính tốt đẹp nào của vợ mình, chúng ta sẽ xem xét đến trong một phút. Hắn sống rất tham lam và ích kỷ. Giàu có và dư dật với vàng và hàng hóa, hắn tưởng chỉ có tài sản của hắn thì sẽ được xếp vào vòng những người mà người ta sẽ kể tới.
Hắn có thể thở, nhưng không hề sống
Hắn luôn luôn nhận, song chẳng ban ra điều gì.
Là vết nhơ trong cõi thọ tạo, hư không,
Chẳng ai yêu thương và chẳng có ai cảm tạ.
Từ chương nầy, chúng ta thấy rõ Nabanh cũng là một kẻ ác lúc nào cũng say xỉn, cũng như không thể kiểm soát được, ngoan cố và tánh tình bủn xỉn. Không nghi ngờ chi nữa, hắn thường “say sưa”.
Sự ác trong con người nầy giống như một kẻ không tin Chúa: “con trai của Bêlian”, hắn quì gối trước thần của thế gian nầy mà không quì gối trước Đức Chúa Trời của tổ phụ hắn. “Belian” có nghĩa là “chẳng ích lợi, vô giá trị; hủy diệt, gian ác”.
Nabanh cũng là một môn đồ của Saulơ và vì thế có thể hắn đã dự vào tánh ghen ghét của nhà vua bị từ khước đối với David.
Thêm vào với tánh khí hung bạo cùng những việc làm gian ác của hắn là tánh ngu dốt, y như cái tên hắn đã chỉ ra vậy.
Khi nài xin tha mạng chẳng xứng đáng chi của hắn, Abigain đã cầu xin ơn thương xót vì cớ tánh dại dột của hắn.(Xem câu 25).
Thực vậy, Abigain đã nói: “Xin chúa chớ kể đến người hung ác kia, là Na-banh; vì tánh hắn thật hiệp với nghĩa tên hắn: tên hắn là Na-banh, và nơi hắn có sự điên dại”.
Sau khi Nabanh giã say rồi, người ta thuật cho hắn hay lời đe dọa của David muốn lấy mạng hắn, rồi hắn đã ngã chết do hậu quả quá sợ hãi.
II. GIAI NHÂN – ABIGAIN, NGƯỜI ĐÀN BÀ VỚI VẺ ĐẸP VÀ BỘ ÓC.
A. Tên và lai lịch của Abigain.
Tên Abigain có nghĩa là: “Cha người là sự vui mừng” hay “Cớ vui mừng”.
Kinh Thánh chẳng cung ứng cho chúng ta một manh mối nào về cha mẹ hay gia phổ của Abigain.
Bằng chứng tôn giáo và tri thức về lịch sử Do thái của nàng cho thấy có một sự dạy dỗ khi còn thơ ấu trong một gia đình tin kính, và một sự quen thuộc với các sự dạy của những vị tiên tri trong xứ Israel.
Lời nài xin của nàng trước mặt David cũng tỏ ra sự nàng hiểu biết về các biến cố trong thế giới của nàng.
Trong những người nữ nổi tiếng của Cựu Ước, nàng được xem là người nữ khôn ngoan nhất.
B. Abigain là một giai nhân với đầu óc (câu 3)
1. Nàng là một người nữ có sự hiểu biết rất tốt. Châm ngôn 2.1-15; 3.13-18; 4.5-9
2. Nàng có khuôn mặt rất khả ái.
Ngày nay, nhiều người nữ tìm cách lo làm đẹp và đầu óc họ trì trệ.
Một khuôn mặt dễ thương có thể che giấu một cái đầu trống rỗng.
Nhưng với Abigain, sự dễ thương và thông minh cùng song hành với nhau.
Chúng ta biết rõ không phải ai cũng xinh đẹp cả đâu. Một số người trong chúng ta chỉ cần nhìn vào trong gương! Chúng ta cần nhìn nhận vẻ đẹp đến từ đâu – từ nơi CHÚA!
Thậm chí trong sự đẹp đẽ của nàng, Abigain không tự tôn cao mình, thay vì thế nàng đã tôn cao Đức Chúa Trời!
Nếu Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn với vẻ đẹp tuyệt vời, ấy chẳng phải vì mục đích cá nhân của chính bạn đâu, mà vì sự vinh hiển của Ngài đấy!
C. Abigain là một người nữ bị kẹt trong một mối hôn nhân rối rắm (câu 3)
Tại sao một thiếu nữ xinh đẹp dễ thương như thế lại lấy một kẻ như Nabanh làm chồng – một gã điên dại lúc nào cũng say sưa?
Hãy nhớ, trước đây chúng ta đã nói hôn nhân trong thời buổi ấy đa phần là do gia đình sắp đặt cả.
Nabanh có nhân thân giàu có và dường như là “một cú bắt bóng đẹp mắt” cho Abigain. Nhưng tính nết không được chú trọng bằng tài sản.
Một người nữ trong thế gian ngày nay đã đưa ra nhiều sự lựa chọn về người bạn đời của mình.
Có lẽ nàng biết rõ mọi thất bại của hắn và tưởng rằng sau hôn nhân nàng sẽ sửa đổi hắn, thế nhưng nàng thấy mình hiệp với người chồng có mọi chiều hướng ngày càng gian ác thêm và nàng giờ đây bị kẹt trong một mối hôn nhân đầy rối rắm.
Chúng ta nên dè chừng con gái, cháu gái của mình, và nhiều thiếu nữ khác trong vòng ảnh hưởng của chúng ta trước nhu cần phải xem xét tính nết là phần quan trọng chủ yếu khi chọn lựa người bạn đời.
Quả thực, tên của nàng rất quan trọng, Abigain đã kinh nghiệm nơi Đức Chúa Trời là Cha của nàng vốn là một nguồn vui mừng có thể giúp cho nàng sống độc lập trong chỗ bất lợi, trải qua nhiều cảnh ngộ trong cuộc sống gia đình đáng thương của nàng.
D. Abigain là một người nữ được nhiều đầy tớ tôn trọng (các câu 14-17)
Với sự khôn ngoan và thái độ tin kính của mình, Abigain đã chiếm được lòng tôn trọng và trung thành của nhiều nhân công trong gia đình nàng.
E. Abigain là một người nữ rất tự tin.
Nhà văn Eugenia Price, đã viết về Abigain là “Một người nữ với sự tự tin của chính Đức Chúa Trời”, đã nói rằng: “Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho một người nữ tự tin như Abigain đã có, và chỉ có Đức Chúa Trời mới làm thế khi một người nữ bằng lòng cộng tác như Abigain đã cộng tác với Ngài trên từng phương diện”.
1. Nàng rất tháo vát và có tài (câu 18)
2. Nàng là một người nữ biết phân biện và suy xét chín chắn (câu 19)
3. Nàng là một người nữ rất khiêm nhường (các câu 23-24)
4. Nàng là một người nữ dạn dĩ (câu 24)
Là một người nữ Hêbơrơ bị cấm đoán bởi những tục lệ trong thời của mình không được đưa ra ý kiến trong trường hợp khẫn cấp và trong lúc có cần lớn lao nhất, Abigain, nàng đã liều mạng vì bực tức chồng mình chẳng biết sinh mạng đã bị đe dọa, không hành động cách bốc đồng, nhưng dạn dĩ, khi đến gặp David nài xin ơn thương xót.
Có những lúc thật là khó cho chúng ta nói trước tác dụng nào trong lời lẽ và hành động của chúng ta sẽ có trên người khác.
Sự can thiệp của Abigain đúng lúc dạy cho chúng ta biết lúc nào chúng ta có sự khôn ngoan để truyền đạt, đức tin để chia sẻ, và giúp tạo cơ hội, chúng ta không nên chần chừ mà phải liều dấn thân vào việc.
F. Abigain là một người nữ tỏ ra rằng Đức Chúa Trời đã ngự trong đời sống của nàng (các câu 28-31)
Thêm vào với nét quyến rũ và sự khôn ngoan của nàng là lòng trung thành. Nàng biết rõ Đức Chúa Trời, và mặc dầu nàng đã sống trong gia đình bất hạnh như thế, nàng đã giữ mình là một thánh đồ.
1. Nàng đã nói ra lời của lẽ thật.
2. Nàng đã nói ra lời khôn ngoan.
3. Nàng đã nói ra lời lẽ đem lại sự bình an (các câu 32-35)
David nguôi giận do sự khôn ngoan của Abigain.
G. Abigain được ban thưởng vì sự khôn ngoan của mình.
1. Nàng đã được giải phóng khỏi Nabanh (các câu 36-38)
2. Nhà vua ham mến nàng (các câu 39-42)
Phần kết luận
Trong một thế giới vốn ảnh hưởng nhiều ở Giêsabên, thật là khoan khoái khi có một vài Abigain trong thế gian nầy.
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhiều người nữ có tinh thần của Abigain.
1. Những người nữ nào có sự hiểu biết tốt.
2. Những người nữ nào đã kiếm được lòng tôn trọng của những kẻ ở trên, ở dưới và ở quanh họ.
3. Những người nữ tự tin – tháo vát và có tài.
Những người nữ biết phân biện và suy xét chín chắn.
Những người nữ khiêm nhường.
Những người nữ dạn dĩ.
4. Những người nữ biết tỏ ra Đức Chúa Trời trong đời sống của họ –
Những người nữ của lẽ thật và khôn ngoan, biết làm sự hòa thuận.

ABI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ABI – CON GÁI, VỢ, VÀ MẸ
II Các Vua 18.2; II Sử ký 29.1


Phần giới thiệu:
Ở cái nhìn đầu tiên, Abi dường như chẳng có gì sáng sủa và quan trọng cả. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã đặt tên của nàng ở đây vì một lý do.
Khi bạn nhìn vào phần lịch sử nói tới các Vua của xứ Giuđa và Israel, những bà mẹ của các Vua không luôn luôn được nhắc tới, thế nhưng khi họ được nhắc tới thì thường theo loại văn mạch mà chúng ta hiện có ở đây.
Theo sau tên của Abi và tên của con trai nàng ở đây trong Kinh Thánh là cụm từ quan trọng: “Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va”. Đây là một mệnh đề thường được lặp đi lặp lại trong sách Các Vua và Sử Ký trong danh sách nói tới các hoàng thái hậu, như mệnh đề đối nghịch.
Abi là ai?
Bà là con gái của Xachari, vợ của Acha gian ác, Vua xứ Giuđa, và là mẹ của nhà vua nhơn đức, Êxêchia, vua xứ Giuđa.
I. ABI LÀ CON GÁI CỦA XACHARI.
Xachari nầy là nhân vật được nhắc tới trong II Sử ký 26.5: “Trong đời Xa-cha-ri, là người thông hiểu các dị tượng của Đức Chúa Trời, thì Ô-xia rắp lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời (Vua Ôxia là ông nội của Vua Acha). . .”.
Ông cũng là một trong những chứng nhân trung tín mà Êsai đã dùng trong Êsai 8.2 để ghi lại một phần của Lời Đức Chúa Trời: “Tôi đem theo những kẻ làm chứng đáng tin, tức là U-ri, thầy tế lễ, và Xa-cha-ri, con trai của Giê-bê-rê-kia”.
Tên của Xachari có nghĩa là: “Đức Giêhôva ghi nhớ” hay “Đức Giêhôva rất nổi bật”.
Tên Abi có nghĩa là: “Cha tôi là Đức Giêhôva” hay “Ý chỉ của Đức Chúa Trời”.
Vì thế, chúng ta thấy Abi đã có một cơ nghiệp tin kính và đã được ban cho một cái tên tin kính.
II. ABI LÀ VỢ CỦA VUA GIAN ÁC ACHA.
Hãy hiểu rằng mối hôn nhân của bà với Acha có lẽ là một cuộc hôn nhân đã được sắp đặt theo truyền thống.
Abi chẳng nói gì nhiều khi bước vào cuộc hôn nhân do cha bà sắp đặt.
Acha trở thành một vị vua gian ác, ông bóc lột Đền Thờ rồi dựng lên các bàn thờ cho sự thờ lạy hình tượng.
Theo quyển sách của Mục sư Herbert Lockyer có đề tựa: “Tất cả nhân vật trong Kinh Thánh”, tên của Acha nguyên là GiêhôAcha [JehoAhaz] theo tấm bia của người Asiri đề tên ông. JeoAhaz có nghĩa là: “Đức Giêhôva đã chiếm lấy hoặc nâng đỡ”. Acha là tên được ông sử dụng và là tên được tìm thấy trên chiếc nhẫn làm ấn của một triều thần của ông.
Người ta tin rằng sự thiếu sót phần đầu của cái tên “Jeho” có nghĩa là “Đức Giêhôva” là có chủ tâm vì cớ sự bội đạo đáng tởm của Acha.
Acha là một người Bêngiamin thuộc gia đình Saulơ (I Sử ký 8.35-36; 9.41-42).
Acha là con trai của Giôtham, cũng là vua của xứ Giuđa. Acha trở thành vị vua thứ 11 của xứ Giuđa và đã trị vì trong 16 năm (II Các Vua 16).
Ông không giống như cha mình là Giôtham, phần lớn đời sống người đã làm điều thiện trước mắt Đức Giêhôva (II Sử ký 27.2; II Các Vua 15.33-35).
Phải chăng sự thỏa hiệp của Giôtham đã tác động con trai ông? Tôi tin điều nầy là khả thi, nhưng Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết.
Phải chăng mẹ của Acha không có một tác động tích cực nào trên con trai của bà? Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, nhưng bà không được nhắc tới. Thật là thú vị khi mẹ của cha ông được nhắc tới và mẹ của con trai ông được nhắc tới, còn mẹ của ông thì không được nhắc tới. Có thể là bà đã không có nhiều ảnh hưởng hay ảnh hưởng của bà thậm chí rất tiêu cực.
Lẽ nào những tật xấu về tôn giáo của Acha đã bắt nguồn từ cả hai: một quốc gia hủ bại và tình trạng băng hoại đã được tìm thấy trong sự thờ phượng ở đền thờ? (Êsai 1.1…).
Có khả năng Êsai 1.23 đang nói tới Acha không?
Lời tuyên bố có tính cách truyền giáo đầu tiên của Êsai nói tới sự đến của Emmanuên đã được lập ra cho Vua Acha. Vị tiên tri gửi một sứ điệp cho Acha đang có lòng kinh hãi, nhưng ông ta không chịu trở lại cùng Đức Chúa Trời và tin cậy ơn chửng cứu của Ngài. Để giúp phục hồi lại đức tin của nhà vua đang chao đảo nầy, Êsai đã thúc giục Acha xin một dấu lạ từ Đức Giêhôva, nhưng ông ta đã bác bỏ và từ chối sứ điệp đầy sự trông cậy và đã trả giá cho mọi hậu quả đến sau (Êsai 7).
Chúng ta hãy xem chi tiết tình trạng gian ác của Acha, là thanh niên lúc 20 tuổi khi ông bắt đầu trị vì.
1. “Người chẳng làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va” (II Các Vua 16.2; II Sử ký 28.1).
2. “Người đi theo con đường của các vua Y-sơ-ra-ên” (II Các Vua 16.3; II Sử ký 17.2).
Giôram – II Các Vua 8.18 (Người đi theo đường của Aháp)
Achaxia – II Các Vua 8.27
Giôách – II Sử ký 24.17-22 (đã giết thầy tế lễ Xachari là người đã nói ra sự thật).
3. Người làm những hình tượng đúc cho thần Baanh (II Sử ký 28.2).
Baanh là thần chính được dân xứ Canaan thờ lạy. Baalim là số nhiều của Baanh và cho thấy rằng Baanh có lẽ được thờ lạy dưới nhiều sự pha trộn khác nhau.
Dân Israel liên tục bị cám dỗ thờ lạy Baanh thay vì Đức Chúa Trời chơn thật của thiên đàng. Sự thờ lạy Baanh thường xuyên được nối kết với tình trạng phi luân, là một trong những lý do dân Israel bị cám dỗ theo chiều hướng nầy. Ma quỉ đã sử dụng và vẫn còn sử dụng tư dục của xác thịt để lôi kéo người ta xa khỏi Đức Chúa Trời.
4. “Người đưa con trai mình qua lửa” (II Các Vua 16.3)
“Người đốt hương trong trũng con Hi-nôm, và thiêu con cái mình nơi lửa, theo sự gớm ghiếc của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên” (II Sử ký 28.3).
Đây là cách làm thông thường của dân Ammôn cùng các dân ngoại đạo bản xứ Canaan mà dân Israel dưới thời Giôsuê chỉ trục xuất có một phần ra khỏi xứ.
Đây là cách làm mà Đức Chúa Trời đặc biệt truyền lịnh chống lại trong Lêvi ký 18.21: “Chớ bắt con cái mình đặng dâng cho thần Mo-lóc, chớ làm ô danh Đức Chúa Trời ngươi: Ta là Đức Giê-hô-va”.
Có thể Abi đã cứu Êxêchia ra khỏi số phận tương tự nơi tay của cha người? Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, song đây là điều khả thi.
5. “Người cũng cúng tế và xông hương trên các nơi cao, trên gò và dưới các cây rậm” (II Các Vua 16.4; II Sử ký 28.4).
6. “Người lấy khí tài trong nhà của Đức Giêhôva dùng theo ý riêng mình” (II Các Vua 16.8; II Sử ký 28.21, 24)
7. “Người cúng tế các thần của dân Đa-mách” (II Sử ký 28.22-23)
8. “Người làm cho xứ Giuđa bị hạ thấp” (II Sử ký 28.5, 19, 23)
III. ABI LÀ MẸ CỦA VUA ÊXÊCHIA NHƠN ĐỨC (II Sử ký 29.1-3)
Tên Êxêchia có nghĩa là “Mạnh mẽ trong Đức Giêhôva”. Không nghi ngờ chi nữa, mẹ ông là Abi đã nói nhiều trong khi lựa chọn một cái tên như thế, tên ấy tỏ ra thái độ tin cậy nơi Đức Giêhôva của bà.
Từ tình trạng gian ác nầy, Abi đã quản lý nuôi dạy con trai, là người biết làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva ngay từ năm đầu tiên sự trị vì của người. Tôi tin việc nầy tỏa sự sáng ra từ bổn tánh của Abi.
Tên của bà được Đức Chúa Trời nhắc tới trước khi nhắc tới Êxêchia biết làm điều thiện. Tôi nghĩ được như thế mà chẳng lẽ không có lý cớ nào. Tôi tin Abi đã có bàn tay trong cuộc sống của Êxêchia để nắn đúc ông.
Chúng ta hãy xem qua đời sống của Êxêchia và xem những điều mà ảnh hưởng của Abi mang tới:
1. Êxêchia “đã làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, y theo mọi điều Đa-vít, tổ phụ người, đã làm” (II Các Vua 18.3; II Sử ký 29.2)
2. “Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các A-sê-ra, và bẻ gãy con rắn đồng mà Môi-se đã làm” (II Các Vua 18.4)
3. “Người mở các cửa đền của Đức Giê-hô-va, và sửa sang lại. Người đòi những thầy tế lễ và người Lê-vi đến, dọn họ ra thánh, dọn đền của Đức Chúa Trời cùng cất những điều dơ dáy khỏi nơi đền thánh đi” (II Sử ký 29.3-5)
4. “Người phục hồi lại các thứ của lễ và sự thờ phượng” (II Sử ký 29.21-36)
5. “Ê-xê-chia nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; nên trong các vua sau người, hoặc trong những vua trước người, chẳng có một ai giống như người. Người tríu mến Đức Giê-hô-va, không xây bỏ Ngài, song gìn giữ các điều răn mà Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se” (II Các Vua 18.5-6)
“Trong khắp Giu-đa, Ê-xê-chia làm như vậy. Người làm những điều lành, ngay thẳng và chân thành” (II Sử ký 31.20).
6. “Đức Giê-hô-va ở cùng người; hễ người đi làm sự gì, đều được thành tựu. Người dấy nghịch với vua A-si-ri, không phục vua ấy nữa” (II Các Vua 18.7)
“Trong các việc người làm, hoặc quản lý sự phục dịch nơi đền của Đức Chúa Trời, hoặc theo luật pháp hay là điều răn đặng tìm kiếm Đức Chúa Trời của người, thì người hết lòng mà làm, và được hanh thông” (II Sử ký 31.21)
7. Êxêchia không phải là không lỗi lầm.
a. Sự hạ mình của người (II Các Vua 20.1-11)
Đức Giêhôva đã thêm cho ông 15 tuổi. Như một dấu lạ cho Êxêchia để ông biết hạ mình xuống, Đức Giêhôva đã làm cho cái bóng trên bàn trắc ảnh lùi lại 10o.
b. Sự kiêu ngạo của người (II Các Vua 20.12-19; II Sử ký 32.24-26)
Phần kết luận
Cần phải khen ngợi Abi vì con trai bà có một bổn tánh như thế. Mặc dù sự thờ lạy hình tượng và tình trạng gian ác của Acha, Abi vốn sống chơn thật với cái tên của bà, cứ bám chặt lấy địa vị Cha của Đức Chúa Trời rồi tìm cách làm theo ý chỉ của Ngài và tìm kiếm ý chỉ của Ngài cho con trai mình.
Không nghi ngờ chi nữa, bà có khả năng làm mất đi tác dụng của bất kỳ ảnh hưởng gian ác nào của Acha trên con trẻ Êxêchia.
Với tấm lòng dành cho Đức Chúa Trời, về Đấng mà ông đã tiếp thu được cách ứng xử nhơn đức từ người mẹ cao thượng của mình, Êxêchia đã mang lại một cơn phấn hưng cho xứ sở về tôn giáo rất mạnh mẽ.
Có nhiều bà mẹ giống như Abi trên thế gian, họ có những ông chồng bất kỉnh nhưng lại có nhiều đứa con Cơ đốc tin kính.
Không may thay, sự đảo ngược là thật vì những phụ nữ có đức lang quân tin kính song lại có những đứa con bất kỉnh.
Chúng ta không nên thu nhỏ tầm quan trọng của một đời sống và ảnh hưởng tin kính trong đời sống của con cháu của chúng ta.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta trở thành bậc cha mẹ ông bà hầu cho chúng ta cần trở thành chứng cớ cho con cháu, Hội Thánh và xứ sở của chúng ta.

ARÔN



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ARÔN
Phần giới thiệu

Tên Arôn có nghĩa là “núi sức mạnh” hay tên ấy có ý nói tới “được khai sáng”. Arôn (83 tuổi) là anh của Môise (80 tuổi) (cách 3 năm theo Xuất Êdíptô ký 7.6) và chúng ta biết ông là em của Miriam. (Xuất Êdíptô ký 2.4)
Bố mẹ của Arôn là Amram và Giôkêbết, xuất thân từ chi phái Lêvi, chi phái thầy tế lễ của Israel. Israel (Giacốp)–>Lêvi–>Kêhát–>Amram–>Arôn (Xem Xuất Êdíptô ký 6.16-26)
Arôn là thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên của Israel. Chúng ta sẽ nói nhiều về vấn đề nầy sau. Với vợ ông là Êlisêba, Arôn có bốn con trai. Nađáp, Abihu, Êlêasa, và Ythama.
Chúng ta hãy xem xét đời sống của Arôn.
Ở cái nhìn đầu tiên, chúng ta có về Arôn, ông là một diễn giả có tài hùng biện, và vì sự thực nầy, ông đã được Đức Chúa Trời chọn để làm phát ngôn viên cho em của ông là Môise. Môise đã phản kháng nghịch lại việc xuất hiện trước mặt Pharaôn, cứ nói rằng ông không có tài hùng biện, mà chậm nói và cà lăm (Xuất Êdíptô ký 3.10-13; 4.11-16)
Chúng ta không biết Môise có cà lăm, nói lắp, nói ngọng hay không, hoặc một trở ngại nào về giọng nói khiến cho ông cảm thấy một phát ngôn viên có khả năng như Arôn là cần thiết. Mọi sự tôi biết, ấy là Đức Chúa Trời có thể giúp đỡ cho Môise với bất cứ nan đề nào nếu Môise chỉ tin cậy Đức Chúa Trời làm điều đó cho ông.
Với mọi lầm lỗi của ông, và chúng ta biết Arôn có nhiều lỗi lầm, tuy nhiên ông là một người được Đức Chúa Trời lựa chọn để gánh vác vai trò mà Môise tránh né. Chúng ta không biết Arôn đã làm gì trong bốn mươi năm lưu đày của Môise ngoài Ai cập, nhưng ông đã giữ được đức tin, ông giữ liên lạc với các cấp lãnh đạo của Israel, và ông không quên anh em mình (Xuất Êdíptô ký 4.27-31).
Sau khi sẵn sàng làm phát ngôn viên của Môise trước mặt Pharaôn (Xuất Êdíptô ký 7.1). Ông từng giơ cây gậy của Môise ra để đem những trận dịch của Đức Chúa Trời giáng trên xứ (Xuất Êdíptô ký 7.9, 19). Trong đồng vắng, Arôn và Hurơ đã trợ giúp Môise giữ chặt lấy cây gậy, là biểu tượng quyền phép của Đức Chúa Trời, để dân Israel sẽ thắng hơn dân Amaléc (Xuất Êdíptô ký 17.12).
Ở Sinai, Arôn và hai con trai lớn của mình, là Nađáp và Abihu, được kêu gọi đi lên núi cùng với Môise và 70 trưởng lão (Xuất Êdíptô ký 24.9). Ở đó, họ thờ lạy, ăn uống trong mối tương giao với thiên đàng. Khi Môise và Giôsuê leo lên càng cao, Môise trao quyền lại cho Arôn và Hurơ (Xuất Êdíptô ký 24.14). Nhưng khi Môise còn nán trễ lại ở trên núi, dân sự đã đòi Arôn phải hành động. Họ kêu lên: “Nào! hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi” (Xuất Êdíptô ký 32.1). Tội lỗi của họ là thờ phượng đa thần, đây cũng là thờ lạy hình tượng.
Arôn đã bị trói buộc dễ dàng và đã làm một con bò con, lại còn lãnh đạo trong sự thờ lạy con bò con đó nữa. Tội lỗi của Arôn lún sâu như thế nào thì chúng ta không biết rõ. Phải chăng tội lỗi ấy làm cho thua thiệt hay hành động sai trái? Kinh Thánh không nói rõ, nhưng Arôn đặc biệt không phải là quan xét vì lời cầu nguyện của Môise (Phục truyền luật lệ ký 9.20) Người Lêvi, chi phái của Môise và Arôn, đã hiệp lại với Môise rồi được phước (Xuất Êdíptô ký 32.26-29).
Có một dịp khác Arôn đã xuất hiện trong một thứ ánh sáng thật xấu. Ở Dân số ký 12, ông và Miriam đã nói nghịch với cuộc hôn nhân của Môise với người nữ Cusít (người Êthiôpi). (Cút là cái tên cũ nói tới Thượng Ai cập — khoảng Sudan ngày nay). Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết có phải đây là một người vợ thêm vào với Sêphôra, hay nếu Sêphôra đã qua đời, hoặc thậm chí là Sêphôra — một người Mađian — có những mối quan hệ với dân Cusít. Không cứ cách nào, Arôn và Miriam đã sanh lòng ganh tỵ với người em út của mình. Thực vậy, tiếng than van của họ nghịch lại sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Là địa vị phụ thuộc đã làm cho họ không được vừa ý.
Miriam đã xét nét rất khắc nghiệt. Một lần nữa, Arôn không xét đoán theo cách khó khăn. Có lẽ một lần nữa ông không là kẻ chủ mưu, mà là kẻ đồng lỏa. Chúng ta không biết ông đã xưng tội và nài xin ơn thương xót cho Miriam. Khi Côrê, Đathan, và Abiram chống đối Môise và Arôn, sự cầu thay của Arôn đã ngăn chặn nạn dịch (Dân số ký 16). Địa vị lãnh đạo của Arôn đã được Đức Chúa Trời xác minh trong cây trượng kỳ lạ của ông (Dân số ký 17).
Khi người ta kêu la khát nước tại Cađe trong đồng vắng Xin, Arôn đã hiệp vào tội lỗi của Môise khi họ nắm bắt quyền phép của Chúa cho bản thân họ (Dân số ký 20.7-13). Kết quả là, Arôn, giống như Môise, không được phép bước vào Đất Hứa. Gần biên giới Êđôm sau 40 năm làm thầy tế lễ, Môise dẫn Arôn lên núi Hôrơ, chuyển giao áo xống mình cho con trai là Êlêasa, và Arôn đã ngã chết ở tuổi 123 (Dân số ký 20.23-28). Israel đã khóc than thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên của họ trong ba mươi ngày (Dân số ký 20.29), không lâu sau đó, họ than khóc cho Môise (Phục truyền luật lệ ký 34.8).
Arôn trở thành thầy tế lễ đầu tiên của Israel, và trong Arôn cùng các con người, chúng ta có một loại Đấng Christ thích đáng và Hội Thánh của Ngài. Chức vụ của Arôn, gắn với Đền tạm cùng mọi chức việc trong đó, tác giả thơ Hêbơrơ xem là một hình bóng nói tới chức vụ thật của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm là Chúa Jêsus.
Nađáp và Abihu đã bị hư mất khi họ dâng của tế lễ với lửa mà Đức Chúa Trời không truyền cho họ phải dâng (Lêvi ký 10.1-2; 16.1-2). Hai dòng thầy tế lễ phát triễn từ những người con trai còn lại:
(1) Ythama qua Hêli đến Abitha (I Samuên 14.3; 22.20; I Các Vua 2.26-27)
(2) Êlêasa đến Xađốc (I Sử ký 6.50-53).
Arôn đã kinh nghiệm sự vui mừng về:
1. Việc khởi sự chức vụ tế lễ theo hình thức trong dân Israel.
2. Việc được tấn phong nắm lấy chức vụ (Xuất Êdíptô ký 28-29; Lêvi ký 8-9).
3. Việc mặc áo tế lễ đầu tiên, và
4. Việc khởi xướng hệ thống con sinh (Lêvi ký 1-7).
Arôn cũng mang những gánh nặng trong chức vụ như:
1. Ông đã chịu khổ từ những lần dân sự lằm bằm (Dân số ký 14.2; 17.41)
2. Các con trai ông bị giết vì họ bất tuân (Lêvi ký 10.1-2)
3. Ông và hai con trai còn lại không thể khóc than cho họ (Lêvi ký 10.6-7)
4. Ông cũng mang lấy những luật lệ về cách cư xử, ăn mặc, và sự thanh sạch theo nghi thức (Lêvi ký 27.1-33)
Hãy hiểu rằng Arôn không thể sống theo các tiêu chuẩn cao như thế một cách trọn vẹn.
Vì thế, ông phải dâng những của lễ vì cớ tội lỗi của chính ông (Lêvi ký 16.11).
Rồi trong chức vụ thanh sạch, thánh khiết, ông đã dâng lên những của lễ thay cho nhiều người khác.
Arôn, ngay trong sự bất toàn của mình, vẫn phục sự như một biểu tượng hay kiểu cách thầy tế lễ thượng phẩm trọn lành, là Đức Chúa Jêsus Christ. Arôn bất toàn đã thiết lập một chức vụ mang ý nghĩa có tính biểu tượng trọn vẹn cho Israel.
I. ARÔN LÀ MỘT KIỂU CÁCH NÓI TỚI ĐẤNG CHRIST, THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM TỐI THƯỢNG.
A. Cả hai đều được Đức Chúa Trời lựa chọn (Hêbơrơ 5.4)
1. Arôn là thầy tế lễ thượng phẩm duy nhứt.
2. Đấng Christ là Đấng trung bảo duy nhứt giữa Đức Chúa Trời và loài người (Hêbơrơ 7.11-28)
B. Cả hai phải được thanh tẩy, họ mang những cái bình của Chúa.
1. Arôn là một tội nhân và cần sự thanh tẩy trước hết.
2. Còn Đấng Christ thì vô tội.
C. Cả hai mặc lấy sự vinh hiển.
1. Arôn khoác lấy chiếc áo choàng, áo dài và êphót;
2. Đấng mặc lấy áo xống công bình và vinh hiển.
D. Cả hai đều đội mão triều thiên.
1. Arôn đã đội mũ tế, hay mão triều thiên thánh khiết.
2. Đấng Christ có nhiều vương miện.
E. Cả hai đều được tôn thánh hay biệt riêng.
1. Arôn được bôi huyết và đủ thứ được đặt để trên hai bàn tay ông để hầu việc Chúa (Lêvi ký 8.24-27)
2. Đấng Christ được nên thánh cho đến đời đời (Giăng 17.16-17)
F. Cả hai được ăn bánh thánh (Lêvi ký 21.21-22; Giăng 4.32)
G. Cả hai đều không vít.
1. Không ai có tì vít được đến gần dâng của lễ cho Chúa.
2. Đấng Christ là thánh, vô tội, và không bị ô uế.
II. CÁC CON TRAI ARÔN LÀ KIỂU CÁCH CỦA CƠ ĐỐC NHÂN.
Đúng là một lẽ thật quí báu, tất cả tín đồ chơn thật đều là thầy tế lễ!
A. Họ có danh xưng liên đới chặt chẽ.
1. “Arôn và các con trai” xuất hiện 10 lần. Các con trai Arôn được kêu gọi trong ông.
2. Chúng ta được chọn trong Đấng Christ từ cõi quá khứ đời đời.
Thầy tế lễ vì con cái, là thật trong cả hai trường hợp.
B. Họ có cùng ơn kêu gọi.
1. Arôn và các con trai người đều là thầy tế lễ.
2. Đấng Christ và chúng ta là thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời (I Phierơ 2.5, 9)
C. Họ có cùng sự xức dầu.
1. Arôn và các con trai người đã được tiếp nhận bởi cùng dòng huyết và được xức dầu với cùng một thứ dầu.
2. Đấng Christ đã bước vào bức màn bằng chính huyết Ngài, và chúng ta bước vào bằng chính huyết ấy.
Đầu và các chi thể như nhau đều chịu xức dầu với cùng Thánh Linh hạnh phước.
D. Trên hai bàn tay họ cùng thứ của lễ, ăn cùng vật thực, đều ở dưới cùng một uy quyền.
Chính những phương diện nầy tương tự được áp dụng cho Đấng Christ và những ai thuộc về Ngài!
Phần kết luận
Vì vậy, chúng ta thấy rằng Arôn là một kiểu cách của Đấng Christ và các con trai ông là một kiểu mẫu của Hội Thánh. Sức lực của Arôn, ông là một nhà truyền đạt rất hiệu quả. Sự yếu đuối của Arôn, ông có một cá tánh dễ bị tác động – nghĩa là, ông rất dễ bị ảnh hưởng.
Ông đã nhượng bộ đối với các đòi hỏi của dân sự về con bò con bằng vàng. Ông đã hiệp với chị mình là Miriam trong sự lằm bằm nghịch lại với Môise. Ông đã hiệp với Môise trong chỗ bất tuân mọi mạng lịnh của Đức Chúa Trời về hòn đá phun ra nước.
Nguyện chúng ta tiếp thu từ đời sống của Arôn để nhìn biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sinh sống như thế nào! Bạn có dễ bị ảnh hưởng không?
Đức Chúa Trời là Đấng điều khiển mọi hành vi của chúng ta bất luận những người sống quanh chúng ta nói hay làm gì!?!