Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Sứ Đồ Giăng


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
SỨ ĐỒ GIĂNG 
Phần giới thiệu
Trong phần nghiên cứu đời sống của Giăng, chúng ta sẽ gặp một người thực sự được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ. Ông đã để cho Đấng Christ quản lý đời sống của ông và đã phục vụ rất trung tín. 
Sau khi các môn đồ đã lìa khỏi Chúa Jêsus rồi bỏ trốn, chính Giăng là người đã quay trở lại và đã ở với Chúa Jêsus suốt khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá  . 
Ấy là Giăng, Chúa Jêsus đã ủy thác mẹ Ngài là Mary cho ông chăm sóc. 
Ấy là Giăng, ai cũng nói ông là môn đồ được Chúa yêu. 
Ấy là Giăng, ông cung ứng cho chúng ta sách Tin Lành thiết lập thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ. 
Ấy là Giăng, ông rất hay viết về tình yêu thương. 
Ấy là Giăng, là người được ban cho phần khải thị vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ với mọi vinh quang của Ngài. 
Có nhiều điều cần phải tiếp thu từ câu chuyện nói tới đời sống của Giăng như đã được ghi lại trong Tân Ước.
I. LAI LỊCH CỦA GIĂNG. 
A. Tên của Giăng có nghĩa là: “Đức Giêhôva là sự vinh hiển” hay "kẻ được Đức Giêhôva yêu".
Từ sách Tin Lành Giăng, chúng ta biết kinh nghiệm của Giăng với Chúa Jêsus phù hợp với tên của ông. Ông đề cập đến bản thân mình nhiều lần là. “môn đồ được Chúa Jêsus yêu”.
Được yêu là một trong những động lực đầy năng quyền nhất trên thế gian.
Khả năng yêu thương của chúng ta thường được nắn đúc bởi kinh nghiệm yêu thương của chúng ta. Chúng ta thường yêu tha nhân giống như chúng ta được yêu vậy.
B. Lai lịch gia đình của Giăng giống như Giacơ anh của ông mà chúng ta đã xem qua.
1.Cha của ông là Xêbêđê (Đối chiếu: Mác 1.19-20)
2. Mẹ của ông là Salômê (Đối chiếu: Mathiơ 27.56; Mác 16.1)
a. Bà dấn thân năng động vào chức vụ của Chúa Jêsus và có tham vọng về các con trai của mình. Mathiơ 20.20-21
b.Có thể Salômê và Mary, mẹ của Chúa Jêsus là hai chị em ruột (Đối chiếu: Giăng 19.25; Mathiơ 27.56; Mác 15.40)
3. Ông là em của Sứ đồ Giacơ (Mác 1.19-20)
Giacơ được kể tới tên trước hết, cho thấy rằng ông là anh cả.
C. Ảnh hưởng phần lai lịch của Giăng.
1. Lai lịch ngư phủ của ông sẽ làm cho ông thấy gay go.
2.Việc ông gần gũi với cha, anh, và Simôn Phierơ, với các chiếc thuyền đánh cá và thuê nhiều tôi tớ sẽ đặt ông vào một địa vị chuyên ra lịnh và mong người khác phải vâng theo.
3.Lai lịch của Giacơ và Giăng có lẽ có nhiều việc phải làm với lối sống của họ khi được gọi là con trai của sấm sét. Mác 3.17; Luca 9.51-56
II. SỰ KÊU GỌI CỦA GIĂNG.
A.Sự kêu gọi nguyên thủy của Giăng. (Giăng 1.35-51)
Nhiều học giả nói chung đều tin rằng Giăng là một trong hai môn đồ của Giăng Báptít đã được nhắc tới ở đây (Giăng 1.35-40).
1. Một trong các môn đồ không được nhắc tên đã ở với Giăng không sử dụng tên mình trong sách Tin Lành.
2.Môn đồ khác là Anhrê, em của Simôn Phierơ.
B.Sự kêu gọi lần thứ hai của Giăng (Mathiơ 4.18-22; Luca 5.1-11)
1. Ở đây Anhrê và Phierơ được kêu gọi chung với nhau, còn Giacơ và Giăng được kêu gọi chung với nhau.
2.Sự việc cho thấy rằng Chúa Jêsus đã kêu gọi một số môn đồ của Ngài và trước khi Ngài bắt đầu nổ lực trong chức vụ, Ngài đã sai họ trở về hay họ đã chờ đợi trong một thời gian ngắn (tất cả chức vụ của Chúa Jêsus không được ghi lại hết. Đối chiếu: Giăng 20.30).
III. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ MÔN ĐỒ CỦA CHÚA JÊSUS.
A. Ông là một trong các môn đồ đầu tiên được kêu gọi (Giăng 1.40).
B.Ông đã ở với Chúa Jêsus trên Núi Hóa Hình (Mathiơ 17.1…).
C.Ông đã tìm kiếm một vị thế cao cấp (Mathiơ 20.20…).
D.Ông đã ở với Chúa Jêsus trong Vườn Ghếtsêmanê (Mathiơ 26.37).
E.Ông đã ở với Chúa Jêsus khi làm cho con gái Giairu sống lại (Luca 8.49…). 
F.Ông muốn gọi lửa từ trời giáng xuống người thành Samari (Luca 9.54).
G. Ông dựa vào ngực Chúa Jêsus tại bữa Tiệc Thánh (Giăng 13.23-26).
H.Ông vào điện của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm khi Chúa Jêsus bị xét xử (Giăng 18.15…).
I. Mary, mẹ Chúa Jêsus, được trao cho ông chăm sóc (Giăng 19.25-27).
IV. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ SỨ ĐỒ CỦA HỘI THÁNH.
A.Ông phục vụ lâu hơn các sứ đồ khác.
1. Ông đã sống khoảng 70 năm sau khi Chúa thăng thiên.
2. Ông sống lâu hơn Phierơ và Phaolô khoảng 30 năm.
B. Ông có mặt trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ các Sứ đồ 2.1).
C. Ông phục vụ với Phierơ trong một thời gian (Công Vụ các Sứ đồ 3.1-11; 4.13-22).
D. Ông rất nổi bật trong Hội Thánh tại thành Jerusalem (Galati 2.9).
V. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ MỘT TRƯỚC GIẢ. 
A. Ông là tác giả con người của sách Tin Lành Giăng.
1. Trong sách Tin Lành, ông không hề sử dụng tên riêng mình và không liệt kê ra các sứ đồ.
2. Mục đích Tin Lành của ông được nhắc tới ở 20.31.
a. Ấy là dẫn tới niềm tin cá nhân vào Chúa Jêsus của lịch sử là Đấng Christ và là Con của Đức Chúa Trời.
b. Ấy là dẫn người ta đến chỗ nhận biết làm thế nào có được sự sống đời đời bằng cách tin theo danh của Chúa Jêsus.
3. Ông chú trọng nhiều đến tình yêu thương.
Một số câu nói quan trọng nhất về bổn tánh yêu thương của Đức Chúa Trời đã được viết ra bởi nhân vật nầy, là người đã kinh nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời theo một phương thức rất đặc biệt.
Mặc dù tình yêu thương của Chúa Jêsus đã được truyền đạt rất rõ ràng trong các sách Tin Lành, trong Tin Lành của Giăng, đây là lẽ đạo trọng tâm.
Vì kinh nghiệm riêng của ông về tình yêu thương của Chúa Jêsus vốn rất mạnh mẽ và cá nhân, Giăng rất nhạy cảm với mọi lời lẽ và hành động của Chúa Jêsus, chúng minh họa ai được yêu thương thế nào,  thì họ yêu thương người khác thể ấy.
a. Tình yêu của Chúa Jêsus dành cho Giăng thường được nhắc tới (Giăng 13.23; 19.26; 21.7,20-23; 20.2).
Giăng đã tỏ ra mối quan hệ của ông với Con của Đức Chúa Trời bằng cách tự gọi mình là “môn đồ được Chúa yêu”. Chúa Jêsus vốn biết rõ và đã yêu thương ông trọn vẹn. 
b. Ông viết về tình yêu thương của Đức Chúa Trời (Giăng 5.42; 15.10).
c. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Đức Chúa Con (Giăng 10.17; 15.9; 17.23-24, 26).
d. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho các môn đồ  (Giăng 16.27; 17.23).
e.Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mọi người (Giăng 3.16).
f. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân (Giăng 14.31).
g.Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Con dành cho các môn đồ (Giăng 13.1-34; 14.21; 15.9-10).
h. Ông đã viết về tình yêu của Chúa Jêsus dành cho những cá nhân (Giăng 11.5, 36; 13.23).
i.Ông đã viết về tình yêu mà Đức Cha và Đức Con trông mong từ nhân loại (Giăng 8.42; 14.23).
j.Ông đã viết về tình yêu mà hạng tín đồ phải có cho nhau (Giăng 13.34-35; 15.12-13).
4. Có nhiều từ ngữ ông thường sử dụng (ấy là, làm chứng, sự sáng, sự sống, lẽ thật, tin, thế gian, và dấu lạ…).
B. Ông đã viết thư tín I Giăng.
1. Ông nhắm vào nhân tánh và thần tánh của Đấng Christ.
2. Ông chú trọng nhiều đến sự chuộc tội.
C. II và III Giăng là hai bức thư ngắn nhắm vào những con người đặc biệt.
D. "Khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ" là công  tác cao cả nhất của việc nói tiên tri. 
Theo quyển Những Nhà Tuận Đạo của Fox, Giăng đã bị luộc trong chảo dầu rồi bị đày sang đảo Bát-mô, ở đó ông đã viết sách Khải huyền.
Trong sách Tin Lành và các thư tín của Giăng, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời cao cả, yêu thương, trong khi sự công bình của Đức Chúa Trời đang thạnh nộ từ những trang giấy của sách Khải huyền.
1.Tên của Giăng được sử dụng 5 lần (1.1,4,9; 21.2; 22.8).
2. Ông nói tới Chiên Con 25 lần.
3.Sách Khải huyền chứa bốn khải thị cơ bản:
a. Khải thị về Đức Chúa Jêsus Christ trong nét oai nghi Ngài (1.1-20).
b. Khải thị về Hội Thánh trong thực tế (2.1-3.22).
c. Khải thị về thế giới bị hư mất trong sự thù nghịch của nó (4.1 - 20.15).
d. Khải thị về cõi đời đời trong sự vinh hiển (21.1 - 22.21).
Phần kết luận:
Vì vậy, chúng ta có thể tóm tắt đời sống của Giăng như sau:
Ông đã sống trong mối tương giao mật thiết với Chúa Jêsus và là vị sứ đồ của sự yêu thương.
Ông tin rằng Chúa Jêsus là bạn hữu, là sự sáng và sự yêu thương. Ông ở trong Đấng Christ và tìm cách được biến đổi ra giống theo ảnh tượng Ngài.
Chúa Jêsus đương diện với mỗi một người chúng ta giống như Ngài đã đối diện với Giăng. Chúng ta không thể biết được chiều sâu của tình yêu Ngài, trừ phi chúng ta bằng lòng đối diện với sự thực là Ngài biết rõ chúng ta.
Mặt khác, chúng ta sống dại dột khi tin Ngài yêu thương hạng người mà chúng ta đang giả vờ là hạng người ấy, hạng tội nhân mà Ngài yêu thương chính là chúng ta. 
Phải nhìn biết tình yêu của Đức Chúa Trời là động lực cao cả cho sự thay đổi. Tình yêu của Ngài không được ban ra để đổi lại mọi nổ lực của chúng ta; tình yêu của Ngài buông tha chúng ta để sống một cách thực sự.
Ngài có một chức vụ kết quả và lâu dài.
Các trước giả xưa kia nói rằng Giăng thực đã được đưa về từ cuộc lưu đày trên đảo Bátmô và đã qua đời bình an tại thành Êphêsô.


Tiên Tri Giôên (Phần 2)


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
TIÊN TRI GIÔÊN
-- Phần 2

Phần giới thiệu:
Tuần qua, chúng ta khởi sự nhìn vào tiên tri Giôên. Chúng ta đã Ngài nói rằng tên Giôên là tên rất phổ thông của người Do thái và có nghĩa “Giêhôva là Đức Chúa Trời” hay “Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời”.
Mọi sự chúng ta được biết về tiên tri Giôên, ấy là tên của cha ông là Phê-thu-ên.
Giôên là tiên tri của cả xứ Israel, nhưng chủ yếu là cho nước Giu-đa.
Một trong những lẽ đạo chìa khóa của sách nầy là “Ngày của Đức Giêhôva”. Cụm từ nầy nói chung có ý nói tới ngày phán xét hay trừng phạt. 
1. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một việc xảy ra phi thường trong hiện tại (như dịch châu chấu).
2.Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một biến cố trong tương lai gần. (Như sự hủy diệt thành Jerusalem hay sự thất bại của các nước nghịch thù).
3. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới các biến cố trong tương lai sắp xảy ra trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử:
a. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới bảy năm đại nạn. 
b. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới ngày của chiến trận At-ma-ghê-đôn.
c. Lẽ đạo nầy cũng có thể đề cập tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ ở trên đất.
Dù khi Ngày của Đức Giêhôva đề cập tới một biến cố trong hiện tại, nó cũng phác họa ngày sau rốt của Đức Giêhôva. 
Nội dung phải quyết định khung thời gian nào đang ở trong tầm nhìn. 
Một trận dịch châu chấu đã xảy đến để kỷ luật xứ sở. Giôên đã kêu gọi dân sự nên quay lại với Đức Chúa Trời trước khi có một sự phán xét xảy ra.
Sứ điệp của Giôên là đây: Đức Chúa Trời xét đoán dân sự vì tội lỗi của họ, song lại thương xót đối với những người quay trở lại với Ngài, và ban cho họ ơn cứu rỗi đời đời.
Sau đây là những gì chúng ta đã nhìn thấy tuần qua ở chương 1:
I. HỌA CHÂU CHẤU (1.1-20)
A. Sự hủy diệt có một không hai (1.1-3).
Chẳng có tai vạ nào giống với tai vạ nầy từng xảy ra trước đây với một cấp độ lớn lao.
B. Sự hủy diệt trọn vẹn (1.4)
Biến cố ở đây là một cuộc xâm nhập to lớn của bầy châu chấu đã hủy diệt trọn vẹn mùa màng trong xứ.
C. Sự hủy diệt lớn lao (1.5-12) 
1. Nó tác động đến rượu (1.5-7, 12)
2. Nó tác động đến cây vả (1.7, 12)
3. Nó tác động đến lúa mì (1.10-11)
4. Nó tác động đến cây cối (1.10, 12)
II. SỰ KÊU GỌI PHẢI ĂN NĂN (1.13-14)
A. Nịt lưng – (nghĩa là, với bao gai). Một hành động hạ mình.
B. Than khóc – “Bức tóc và đấm ngực (như người phương Đông tỏ ra khi đau buồn); hàm ý thương tiếc”.
C. Thở than – “kêu gào với giọng điệu đau buồn”.
D. Kiêng ăn – Một khoảng thời gian không có đồ ăn để ăn và dân sự đến gần Đức Chúa Trời với sự hạ mình, đau buồn vì cớ tội lỗi, và thành khẫn cầu nguyện.
E. Hội đồng trọng thể – Không thường được triệu tập đâu. Hầu hết được triệu tập trong lúc có khủng hoảng của xứ sở.
III. Ý NGHĨA CỦA NẠN DỊCH (1.15-20)
Nạn dịch châu chấu nầy có ý nghĩa vì vai trò của nó như làm hình bóng trước cho ngày phán xét trong tương lai – Ngày của Đức Giêhôva (nghĩa là, Thời Kỳ Đại Nạn).
A. Nạn dịch nầy có một không hai.
Mathiơ 24.21: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa”
B. Nạn dịch nầy cũng rất trọn vẹn. 
Tác động từng phương diện của cuộc sống.
C.Nạn dịch nầy cũng rất lớn lao. 
Tác động toàn thế giới.
Tối nay, chúng ta khởi sự chương 2:
IV. NGÀY ĐỨC GIÊHÔVA HẦU ĐẾN (2.1-11) 
Trong tiểu đoạn nầy, lẽ đạo của Giôên 1.15 được phát triển đầy đủ hơn về ngày của Đức Giêhôva hầu đến đã được đưa ra.
Giôên đã nói đến Đức Giêhôva như một Chiến Binh - Vua mạnh sức đang lãnh đạo đoàn quân hùng dũng của Ngài vào chiến trận.
A. Tình trạng gần kề của đạo binh của Đức Giêhôva (2.1-2)
Kèn là sừng cừu đực, do người canh thổi lên để báo động cho dân sự mối nguy hiểm lớn lao.
Khi kèn thổi lên, nó sẽ gây sợ hãi trong tấm lòng của dân sự.
B. Quyền lực hủy diệt của đạo binh Đức Giêhôva (2.3-5)
Đạo binh nầy sẽ biến một đất màu mở thành đồng vắng trơ trụi.
C. Cuộc đột kích không thương xót của đạo binh Đức Giêhôva (2.6-9)
Không một khe hở nào trong hàng ngũ của họ. Thậm chí những kẻ phòng thủ có vũ trang cũng không thể ngăn chặn được họ.
D. Tính vô địch của đạo binh Đức Giêhôva (2.10-11)
Đạo binh nầy là vô địch vì Đức Giêhôva là Đấng đã sai phái chúng.
V. MỘT SỰ KÊU GỌI MỚI PHẢI ĂN NĂN (2.12-17)
Hy vọng duy nhứt của cả xứ là ngay lập tức xây lại với Đức Giêhôva trong sự ăn năn.
A. Lời kêu gọi phải thay đổi tấm lòng (2.12-14)
1. Lời kêu gọi (các câu 12-13a)
Chính mình Đức Giêhôva thúc giục dân sự Ngài phải ăn năn với sự thành thực và chân chính.
Ăn năn luôn luôn là hậu quả đáng ước ao của sự phán xét của Đức Giêhôva.
2. Sự tác động (các câu 13b-14)
Ơn thương xót, yêu thương, ân sũng của Đức Giêhôva là Đấng bằng lòng tha thứ cho những ai chịu ăn năn. Không những Ngài tha thứ, mà Ngài còn chúc phước với sự phục hồi nữa.
B. Lời kêu gọi cho cả nước (các câu 15-17)
Là một quốc gia, Israel đã phạm tội. Là một quốc gia, Đức Chúa Trời kêu gọi họ phải ăn năn.
Không những kèn (sừng cừu đực) đã được sử dụng để cảnh báo về cơn thạnh nộ hầu đến, mà nó còn được sử dụng để kêu gọi dân sự đến với những lần triệu tập về tôn giáo nữa.
Cả cộng đồng thờ phượng phải nhóm lại từ người trẻ nhất đến người già nhất. Thậm chí những kẻ mới lập gia đình cũng không được miễn trừ (Đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 24.5).
Các thầy tế lễ phải dẫn đầu cuộc nhóm lại long trọng nầy bằng cách khóc lóc trước mặt Đức Giêhôva tại hành lang đền thờ và bằng cách dâng lời cầu nguyện xin giải cứu.
VI. ƠN THA THỨ VÀ SỰ PHỤC HỒI (2.18-27)
Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy mô tả phần đáp ứng thiêng liêng trước sự ăn năn của xứ sở và ghi lại lời lẽ yên ủi của Đức Giêhôva cùng dân sự Ngài.
Mọi tác động của nạn dịch châu chấu từ chương 1 đã được đảo lại và cuộc xâm lược đầy đe dọa bị đẩy lùi.
A. Đáp ứng giàu ơn của Đức Giêhôva được mô tả (câu 18)
Trong phần đáp ứng với sự ăn năn chân chính của dân sự, Đức Giêhôva đã động lòng ghen vì đất của Ngài và tỏ ra ơn thương xót trên dân sự Ngài.
B. Lời hứa của Đức Giêhôva về phước hạnh được phục hồi (các câu 19-27)
VII.NHỮNG LỜI HỨA VỀ TƯƠNG LAI VINH HIỂN (2.28 – 3.21)
Sự giải cứu mà thế hệ của Giôên đã kinh nghiệm loan báo trước sự giải cứu trong kỳ tận thế.
Ngày của Đức Giêhôva sẽ bị đẩy lùi lại do sự ăn năn của Israel trong thời Giôên sẽ đến với một sức mạnh đầy đủ chống lại mọi kẻ thù của dân sự Đức Chúa Trời (nghĩa là, đoàn đông có mặt tại trận chiến At-ma-ghê-đôn). 
Những lời hứa ở 2.19-27 sẽ tìm được sự ứng nghiệm tối hậu và tuyệt đối của chúng khi có ba việc xảy ra:
A. Đức Giêhôva can thiệp vì ích cho Israel (2.28-32) 
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, sứ đồ Phierơ đã trưng dẫn Giôên 2.28-32 gắn với sự đổ ra của Đức Thánh Linh (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.17-21). 
Lời giới thiệu của ông (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.16: “Nhưng ấy là điều đấng tiên tri Giô-ên đã nói tiên tri rằng”) có thể khiến cho chúng ta phải nghĩ rằng ông đã xem lời tiên tri của Giôên như đã được ứng nghiệm hoàn toàn nhơn cơ hội đó. 
Thế nhưng, rõ ràng là các biến cố trong ngày ấy, dù chúng rất là phi thường, chưa tưng ứng với những gì đã được nói trước bởi Giôên.
Chúng ta cần phải công nhận rằng trong các chương đầu tiên của sách Công Vụ các Sứ đồ, vương quốc một lần nữa đã được gắn cho Israel. Phierơ đã khuyên dân sự phải ăn năn hầu cho họ có thể nhận lãnh Đức Thánh Linh đã hứa cho (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.38-39, ở đây ông đang trưng dẫn Giôên 2.32)
Nếu họ vâng theo, khi ấy Phierơ nhắc tới “kỳ thơ thái” và sự tái lâm của Đấng Christ đáp ứng lại với sự ăn năn của cả xứ (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 3.19-21)
Mãi cho tới một thời gian ngắn sau đó, Phierơ đạt tới mức hiểu trọn vẹn hơn chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngoại trong kỷ nguyên hiện tại (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 10.44-48)
Khi ông lưu ý sự đổ ra của Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ông đã nhận định đúng đây là chặng đầu tiên trong sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giôên. 
Ông đã tin rằng Vương quốc khi ấy được gắn cho Israel và sự đổ ra của Đức Thánh Linh đánh dấu thời kỳ Thiên Hi Niên. Tuy nhiên, sự ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri (với cả hai: tầm cỡ công việc của Đức Thánh Linh cùng các chi tiết khác) đã bị chậm trễ vì cớ sự vô tín của người Do thái.
B. Đức Giêhôva xét đoán dứt khoát các kẻ thù của xứ (3.1-16a, 19) 
Điều nầy đang nói tới Chiến Trận At-ma-ghê-đôn sắp tới. 
C. Đức Giêhôva bảo đảm thiết lập dân sự Ngài trong xứ của họ (3.1, 16b-18, 20-21).
Điều nầy đang nói tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ.






Tiên Tri Giôên


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
TIÊN TRI GIÔÊN
PHẦN 1

Phần giới thiệu:
Tối nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu các tiên tri của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước bằng cách nhìn vào tiên tri Giôên trong Cựu Ước.
Tên Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời” hay “Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời”.
Tên Giôên là cái tên Do thái rất phổ thông và có 14 người được nhắc tới trong Kinh Thánh bằng tên ấy.
Chúng ta biết rất ít hay chẳng biết gì về hầu hết số người nầy và đời sống cá nhân của họ kể cả Tiên tri Giôên. 
Mọi sự chúng ta hay biết về tiên tri Giôên, ấy là tên của cha ông là Phê-thu-ên.
Sách nầy đã được viết ra vào thế kỷ thứ 9TC (830-820TC). Điều nầy khiến cho ông là người đồng thời với Êlisê.
Giôên là tiên tri cho cả nước Israel, nhưng chủ yếu là cho nước Giuđa.
Một trong những lẽ đạo chìa khóa của sách nầy là: “Ngày của Đức Giêhôva”.
1. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một việc xảy ra phi thường trong hiện tại (như dịch châu chấu).
2.Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một biến cố trong tương lai gần. (Như sự hủy diệt thành Jerusalem hay sự thất bại của các nước nghịch thù).
3. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới các biến cố trong tương lai sắp xảy ra trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử:
a. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới bảy năm đại nạn. 
b. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới ngày của chiến trận At-ma-ghê-đôn.
c. Lẽ đạo nầy cũng có thể đề cập tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ ở trên đất.
Dù khi Ngày của Đức Giêhôva đề cập tới một biến cố trong hiện tại, nó cũng phác họa ngày sau rốt của Đức Giêhôva. 
Nội dung phải quyết định khung thời gian nào đang ở trong tầm nhìn. 
Ý nghĩa của “ngày của Đức Giêhôva” nhấn mạnh sự can thiệp của Đức Chúa Trời vào các vụ việc của loài người.
Lai lịch của sách nầy là đây – trong thời của Giôên, Hoàng hậu Gian Ác Athali đã nắm lấy quyền lực trong một bộ đôi gây đổ máu, nhưng mấy năm sau đó đã bị lật đổ. Giô-ách được tôn lên làm vua, nhưng khi ấy ông mới có 7 tuổi và rất cần sự dẫn dắt về mặt thuộc linh. Giô-ách đã bước theo Đức Chúa Trời trong những năm đầu đời của mình, nhưng rồi đã tẻ tách khỏi Ngài.
Một trận dịch châu chấu đã xảy đến để kỷ luật xứ sở. Giôên đã kêu gọi dân sự nên quay lại với Đức Chúa Trời trước khi có một sự phán xét xảy ra.
Sứ điệp của Giôên là đây: Đức Chúa Trời xét đoán dân sự vì tội lỗi của họ, song lại thương xót đối với những người quay trở lại với Ngài, và ban cho họ ơn cứu rỗi đời đời.
I. HỌA CHÂU CHẤU (1.1-20)
Chương mở đầu nầy mô tả những tác động của một trận dịch châu chấu nghiêm trọng đã quét qua xứ.
Đây là một trận dịch mang lại sự tàn phá, gây mất mát kinh tế và đau khổ rất lớn cho cả người và vật.
Tuy nhiên, trận dịch nầy đã báo hiệu một tai họa còn tệ hại hơn nữa sắp xảy tới – ngày hủy diệt của Đức Giêhôva.
A. Sự hủy diệt có một không hai (1.1-3).
Chẳng có điều gì giống với điều nầy từng xảy ra trước đây với một cấp độ lớn lao.
Họ được giục giã phải chú ý những điều mà Đức Chúa Trời đã làm, học hỏi từ điều đó, và kể lại việc ấy trong hai lổ tai của con cháu họ qua các thế hệ hầu đến.
George Santayana đã nói: “Người nào bất chấp quá khứ chắc chắn phải lặp lại quá khứ đó”.
B. Sự hủy diệt trọn vẹn (1.4)
Biến cố ở đây là một cuộc xâm nhập to lớn của bầy châu chấu đã hủy diệt trọn vẹn mùa màng trong xứ.
Bốn từ ngữ đã được sử dụng nói tới bầy châu chấu ở đây nhấn mạnh các “làn sóng” châu chấu liên tục trong cuộc xâm nhập.
1. Sâu róm – loại châu chấu đục đẻo. 
2. Châu chấu – loại châu chấu di chuyển thành đàn.
3. Sâu đo – châu chấu đi từ chỗ nầy đến chỗ kia.
4. Sâu bướm – loại châu chấu hủy diệt.
Một trận dịch châu chấu có thể gây tàn phá giống như một đội quân xâm lăng. Bầy châu chấu nhóm lại thành nhiều nhóm rất lớn không đếm được rồi bay đi vài feet trên mặt đất, dường như làm cho mặt trời phải tối tăm khi chúng bay qua. Khi chúng đáp xuống, chúng cắn nuốt hầu hết từng mảng rau cỏ trên đường đi của chúng.
Có ba lần tham khảo đến phần thừa lại trong một làn sóng châu chấu nhấn mạnh bản chất rộng khắp của sự hủy diệt.
C. Sự hủy diệt lớn lao (1.5-12)
1. Nó tác động đến rượu (1.5-7, 12)
Mọi ý thức đạo đức của dân sự đã bị làm cho cùn đi, tỏ cho họ thấy rõ ràng về tội lỗi.
Vì thế, Đức Chúa Trời đã hủy diệt thậm chí đến thứ gây cho họ say sưa.
Mọi ý thức đạo đức của chúng ta có thể bị cùn nhụt đi bởi nhiều việc trong xã hội thịnh vượng nầy mà chúng ta đang sinh sống trong đó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải in trong trí rằng Đức Chúa Trời có thể cất bỏ hết mọi sự trong một phút giây.
2. Nó tác động đến cây vả (1.7, 12)
3. Nó tác động đến lúa mì (1.10-11)
4. Nó tác động đến cây cối (1.10, 12)
II. SỰ KÊU GỌI PHẢI ĂN NĂN (1.13-14)
A. Nịt lưng – (nghĩa là, với bao gai). Một hành động hạ mình.
Bao gai là loại áo tồi tàn, màu sẫm tối, mặc trong các nghi thức khóc than như sự tỏ ra buồn rầu ở ngoài mặt.
B. Than khóc – “Bức tóc và đấm ngực (như người phương Đông tỏ ra khi đau buồn); hàm ý thương tiếc”.
C. Thở than – “kêu gào với giọng điệu đau buồn”.
D. Kiêng ăn – Một khoảng thời gian không có đồ ăn để ăn và dân sự đến gần Đức Chúa Trời với sự hạ mình, đau buồn vì cớ tội lỗi, và thành khẫn cầu nguyện.
Trong Cựu Ước, người ta thường kiêng ăn trong những lúc có tai vạ để hướng sự chú ý của họ vào Đức Chúa Trời và để tỏ ra sự thay đổi trong lòng và kỉnh kiền thành thực.
E. Hội đồng trọng thể – Không thường được triệu tập đâu. Hầu hết được triệu tập trong lúc có khủng hoảng của xứ sở.
III. Ý NGHĨA CỦA NẠN DỊCH (1.15-20)
Nạn dịch châu chấu nầy có ý nghĩa vì vai trò của nó như làm hình bóng trước cho ngày phán xét trong tương lai – Ngày của Đức Giêhôva (nghĩa là, Thời Kỳ Đại Nạn).
A. Nạn dịch nầy có một không hai.
Mathiơ 24.21: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa”
B. Nạn dịch nầy cũng rất trọn vẹn. 
Tác động từng phương diện của cuộc sống.
C. Nạn dịch nầy cũng rất lớn lao. 
Tác động toàn thế giới.
Chúng ta cần phải ghi nhớ, dù Ngày của Đức Giêhôva trong tương lai không những là thời kỳ phán xét, mà ngày ấy còn là một thời kỳ hạnh phước và phục hồi nữa.
Các câu 16-20 chứa phần mô tả hậu quả của trận dịch châu chấu. Bằng cách tập trung vào bản chất có một không hai của trận dịch nầy, tiên tri Giôên đã tỏ ra dự tính của ông, ấy là ngày hủy diệt của Đức Giêhôva đã gần kề rồi.
Phần kết luận:
Vì vậy, chúng ta nhìn thấy Giôên đã được Đức Chúa Trời sai đến để chỉ ra cuộc xâm lược của châu chấu đã đến từ Đức Giêhôva.
Giôên đã phát ra lời kêu gọi phải ăn năn và kế đó ông chỉ ra ý nghĩa của nạn dịch giống như làm hình bóng trước cho ngày của Đức Giêhôva sắp xảy đến.




Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

TIÊN TRI GIÊRÊMI


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
 TIÊN TRI GIÊRÊMI
GIÊRÊMI – CA THƯƠNG
Phần giới thiệu.
Đức Chúa Trời đã ban cho tiên tri Giêrêmi một phần việc mà chẳng ai muốn ao ước hết. 
Ông đã được kêu gọi để phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời cho một dân sẽ không chịu nghe ông. Trong 40 năm, ông đã phục vụ trọng vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời cho xứ Giuđa. Nhưng khi Giêrêmi nói, thẳng ai thèm nghe ông.
Chức vụ của ông đã diễn ra ngay trước khi xứ Giuđa sa vào cảnh phu tù. 
Măc dù xứ Giuđa vẫn còn một sức mạnh quân sự nào đó, nền tảng thuộc linh của họ đã bị xói mòn đến nỗi Đức Chúa Trời đã chọn sửa phạt họ với sự phu tù cho người Canhđê (cũng được biết là người Babylôn).
Dân sự xứ Giuđa đã sẵn sàng đánh trận cho xứ sở và quyền tự do của họ, nhưng Giêrêmi được truyền cho phải phân phát sứ điệp nói tới số phận của họ. Ông đã nói nghịch gần như từng sự việc mà nhà vua mong muốn thực hiện. 
Giêrêmi đã tìm cách khích lệ họ đừng đánh trận, song phải chấp nhận tình trạng phu tù. Sứ điệp của ông đã khiến cho ông bị người ta gọi là kẻ phản bội rồi kết quả là ông bị bỏ tù. Đời sống của ông là một đời sống buồn thảm và cô độc. 
Ông bị những người lân cận, gia đình, các thầy tế lễ và tiên tri giả trong xứ, bạn bè, khán thính giả và các vị vua chối bỏ.
Nhiều sứ điệp của ông đã được rao ra bằng những bài học riêng tư đề ra lẽ thật theo một phương thức rất ấn tượng. Ông đã khóc lóc trước số phận của quê hương yêu dấu mình và đấy là lý do tại sao ông được gọi là tiên tri khóc lóc. Chúng ta sẽ nhìn thấy đời sống ông có nhiều bài học dành cho chúng ta.
I.LAI LỊCH CỦA GIÊRÊMI (Giêrêmi 1.1-3).
A. Tên của Giêrêmi có nghĩa là “Đức Giêhôva là cao cả” hay “Đức Chúa Trời đáng tán dương”.
Trong bản Kinh Thánh Anh ngữ. Jeremiah, Jeremy, và Jeremias (Giêrêmi) hết thảy là cùng một tên.
Có 8 người được nhắc tới bằng tên nầy trong Kinh Thánh.
1. Một người là cư dân của Líp-na, con gái người là Ha-mu-ta, là vợ của Giô-sia và là mẹ của Giô-a-cha (II Các Vua 23.31; 24.18; Giêrêmi 52.1)
2. Một người thuộc chi phái Manase và là trưởng tộc của một gia đình (I Sử ký 5.24)
3. Một người thuộc chi phái Bêngiamin đã hiệp với David tại Xiếc-lác (I Sử ký 12.4)
4. Một người thuộc cho phái Gát cũng hiệp với David (I Sử ký 12.10)
5. Một người khác nữa thuộc chi phát Gát (I Sử ký 12.13)
6. Một thầy tế lễ đã đóng ấn giao ước với Nêhêmi (Nêhêmi 10.2; 12.1, 12, 34)
7. Một dòng dõi của Giônađáp, con trai của Rêcáp (Giêrêmi 35.3)
8. Tiên tri Giêrêmi, là nhân vật mà chúng ta sẽ xem xét tối nay.
B. Gia đình của Giêrêmi (Giêrêmi 1.1)
1. Cha ông là Hinh-kia, xuất thân từ dòng thầy tế lễ Abiatha, thuộc thành A-na-tốt.
a. Đây là gia đình mạnh mẽ nhất trong dòng thầy tế lễ.
b. Có lẽ cha của Giêrêmi là thầy tế lễ thượng phẩm trong thời của Giô-sia (đối chiếu, II Các Vua 22.4, 8)
c. Bản thân Giêrêmi cũng là thầy tế lễ theo huyết thống, nhưng ông đã trở thành thầy tế lễ do ơn kêu gọi thiêng liêng của Đức Chúa Trời.
2. Giêrêmi không có vợ con.
a. Đức Chúa Trời đã cấm ông lấy vợ (đối chiếu Giêrêmi 16.1-7)
b. Điều nầy cung ứng tầm quan trọng cho tình trạng của xứ Giuđa.
C. Thời điểm chức vụ của Giêrêmi (Giêrêmi 1.2-3)
1. Ông đã khởi sự chức vụ mình trong triều đại của Vua Giôsia. 
a. Giôsia là một vị vua tin kính, là người đã dẫn dắt xứ sở đến với một thời kỳ phấn hưng tuy ngắn ngủi (dù cơn phấn hưng gần như chỉ là bề ngoài).
b. Khi Giôsia băng hà, dân chúng đã quay trở lại với đường lối cũ của họ.
c. Hiển nhiên là dân chúng đã bị tác động bởi nhân cách của ông nhiều hơn những gì ông chủ trương.
d. Giêrêmi đã phục vụ 18 năm dưới triều đại của Giôsia.
2. Chức vụ của Giêrêmi tiếp tục với bốn vị vua khác nữa.
a. Giêhôgiakim và Xêđêkia đã được nhắc tới.
b. Giôacha là người đã trị vì ba tháng và Giêhôakim cũng trị vì trong ba tháng không được nhắc tới.
II. SỰ KÊU GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA GIÊRÊMI (Giêrêmi 1.4-19)
A. Ông đã được tấn phong làm tiên tri trước khi ra đời (Giêrêmi 1.4-6)
1. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời phải thực hiện với sự thờ phượng.
2. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời phải được thực hiện với những mạng lịnh đời đời và không chiếu theo đời sống thuộc linh trước đây của một cá nhân (như hệ phái Mormons công bố)
3. Giêrêmi đã đáp ứng bằng cách cho rằng mình chẳng xứng đáng với phần việc (Giêrêmi 1.6). Đáp ứng của ông giống rất nhiều với đáp ứng của Môise.
B. Đức Chúa Trời tái khẳng định ơn kêu gọi của Ngài đối với Giêrêmi (Giêrêmi 1.7-9)
1. Giêrêmi được truyền cho rằng ông sẽ đi nơi nào Đức Chúa Trời sai đi và nói ra những điều Đức Chúa Trời cho ông biết dưới sự bảo hộ của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 1.7-8)
2. Đức Chúa Trời đã đặt lời của Ngài trong miệng của Giêrêmi (Giêrêmi 1.9)
C. Ơn kêu gọi của Giêrêmi đã được loan báo ra (Giêrêmi 1.10)
1. Ông đã được lập trên các dân các nước (nghĩa là, ông sẽ trở nên quan trọng hơn các vì vua)
2. Ông có quyền nhổ, phá, diệt, đổ. 
a. Đây là mặt tiêu cực của chức vụ.
b. Những việc nào phạm Luật của Đức Chúa Trời đều sẽ bị xử lý.
3. Ông có quyền dựng và trồng.
a. Đây là mặt tích cực của chức vụ.
b. Khi việc của đất được đề ra, thì việc xây dựng sẽ đến.
D. Giêrêmi được dạy cho biết phải tin cậy Đức Chúa Trời và chẳng e sợ dân chúng (Giêrêmi 1.17-19)
III. NHỮNG YẾU TỐ TỪ ĐỜI SỐNG VÀ CHỨC VỤ CỦA GIÊRÊMI.
A. Ông phải xử lý với tội lỗi của dân Israel.
1. Ông xét đoán tội lỗi của họ nghịch lại Đức Chúa Trời (Giêrêmi 2.1-13)
2. Ông nói nghịch với sự thờ lạy hình tượng (Giêrêmi 2.26-29)
3. Ông xét đoán tình dục và tội tà dâm (Giêrêmi 5.8-9)
4. Ông nói tới sự giả dối trong tấm lòng của con người (Giêrêmi 17.9)
5. Ông xét đoán tình trạng người Do thái bắt người Do thái làm nô dịch (Giêrêmi 34.1-22)
B. Ông kêu gọi dân chúng phải ăn năn.
1. Ông kêu gọi họ phải ăn năn với tư thế cả nước (Giêrêmi 3.12-14)
2. Ông kêu gọi họ phải ăn năn nơi người bề trong đối với những cá nhân.
C. Ông hứa sự sửa phạt hầu đến của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 5.14-31)
1. Ông nói trước rằng Babylôn sẽ đánh bại Giuđa và thúc giục dân chúng đừng đánh trận (Giêrêmi 21.1…).
2. Ông nói trước 70 năm phu tù (Giêrêmi 25.12)
3. Ông nói cho những kẻ bị bắt đi làm phu tù biết nên ổn định cuộc sống trong 70 năm (Giêrêmi 29.1-29)
4. Ông kêu gọi nhà vua nên đầu hàng và dung thứ cho thành phố (Giêrêmi 38.14-23) (sau lần phu tù tứ nhứt).
D. Sự xáo trộn bên trong mà Giêrêmi đã kinh nghiệm.
1. Ông đã rao giảng nhưng dân chúng chẳng khứng nghe (Giêrêmi 7.27-28)
2. Ông có sự hối tiếc rất lớn cho tình trạng của dân sự (Giêrêmi 8.18…).
3. Ông được truyền cho không nên cầu thay cho dân sự trong một thời gian (Giêrêmi 11.14; 14.11)
4. Ông muốn thôi không nói tiên tri nữa, nhưng không thể được (Giêrêmi 20.7-9)
5. Ông tan nát cõi lòng (Giêrêmi 23.9)
6. Những cảm xúc bề trong của ông được tỏ ra (Ca thương 3)
E. Những sự bắt bớ và hoạn nạn mà Giêrêmi đã gánh chịu.
1. Ông bị dân mình đe dọa phải chết (Giêrêmi 11.19-23; 26.10-16)
2. Dân sự đã âm mưu nghịch lại ông (Giêrêmi 18.18-23)
3. Ông bị thầy tế lễ Phasurơ đánh đòn (Giêrêmi 20.1-6)
4. Ông bị bỏ tù suốt cuộc vây thành Jerusalem (Giêrêmi 32.1-5)
5. Ông bị bỏ tù hòng chết như một kẻ phản bội (Giêrêmi 38.1-6)
F. Ông liên quan đến nhiều dấu kỳ sự lạ.
1. Dấu hiệu cái đai gai (Giêrêmi 13.1-11)
a. Đức tin của dân chúng từng trong trắng như cái đai gai. Tuy nhiên, sự kiêu ngạo đã khiến cho họ ra vô dụng. 
b. Giống như cái đai được đào lên, đức tin của họ giờ đây bị xé toạc ra. Sự kiêu ngạo làm cho tấm lòng chúng ta bị thối rửa cho tới chừng nào chúng ta mất đi tình trạng hữu dụng cho Đức Chúa Trời.
2. Dấu hiệu cái bình gốm (Giêrêmi 18.1-17)
Dấu nầy minh họa quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên xứ sở. Đức Chúa Trời có quyền trên đất sét (xứ Giuđa), và Ngài tiếp tục làm việc với nó để biến nó ra thành cái bình hữu dụng. 
Giống như người thợ gốm nắn đất sét trên cái bàn xay, những khuyết điểm sẽ lộ ra. Thợ gốm có quyền trên đất sét, chấp nhận các khuyết điểm hay nắn lại cái bình.
3.Dấu hiệu cái bình vỡ (Giêrêmi 19.1-15).
 Đức Chúa Trời sẽ đập vỡ Giuđa giống như Giêrêmi đã đập vỡ những cái bình bằng đất sét.
4. Dấu hiệu giỏ trái vả (Giêrêmi 24.1-10).
Những trái vả tốt tiêu biểu cho dân sót của Đức Chúa Trời. Những trái vả xấu là số dân bị bỏ lại đàng sau.
5. Dấu hiệu xiềng và ách (Giêrêmi 27.1-11)
Nêbucátnếtsa đã từng bao vây xứ Giuđa và đã bắt đem đi nhiều phu tù. Giêrêmi đã mang lấy cái ách (một cái khung bằng gỗ thường mắc vào đôi bò để cày đất) làm dấu hiệu chỉ ra tình trạng nô lệ.
Đây là một bài học có chủ đích, dạy cho dân sự biết họ phải tự đặt mình dưới ách của Babylôn hay bị hủy diệt.
6. Dấu hiệu mua lấy cơ nghiệp (Giêrêmi 32.6…)
Đức Chúa Trời bảo Giêrêmi mua lấy sở ruộng ở ngoài thành Jerusalem. Thành phố đã chịu bao vây cả năm trời, và Giêrêmi đã mua đất mà những người lính chiếm lấy rồi, điều nầy bị xem là một sự đầu tư nghèo nàn.
Thêm nữa, Giêrêmi là một tù nhân trong cung điện lúc bấy giờ. Nhưng Giêrêmi đã tỏ ra cho dân sự thấy đức tin của ông đặt vào những lời hứa của Đức Chúa Trời đưa dân sự về lại xứ sở và tái thiết thành Jerusalem.
7. Dấu hiệu viết trên cuộn giấy (Giêrêmi 36.1-32)
Mặc dù nhà vua đã cắt bỏ rồi thiêu đốt cuộn giấy, ông ta không thể hủy diệt được Lời của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, nhiều người tìm cách gạt Lời Đức Chúa Trời qua một bên hay nói rằng Lời ấy chứa nhiều sai lầm và vì thế không đáng tin cậy. Người ta có thể từ chối lời Đức Chúa Trời, song họ không thể hủy diệt được Lời ấy!
Lời của Đức Chúa Trời còn mãi cho đến đời đời! Thi thiên 119.89: “Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời”.
8. Dấu hiệu cục đá lớn (Giêrêmi 43.8-13)
E sợ không muốn vâng theo Chúa, nhiều người đã trốn sang Ai cập, thậm chí buộc cả Giêrêmi phải cùng đi với họ (Lý luận của họ: ấy là Đức Chúa Trời sẽ buông tha họ bao lâu Giêrêmi còn ở với họ).
Những cục đá đánh dấu địa điểm mà Nêbucátnếtsa sẽ dựng lên ngai vàng của ông ta khi Đức Chúa Trời để cho ông ta chinh phục xứ Ai cập.
Nêbucátnếtsa đã bao vây xứ Ai cập vào năm 568 – 567TC. Giống như xứ Giuđa, Ai cập đã nổi loạn chống lại ông ta và mau chóng bị chà nát.
Xứ Giuđa đã đặt hy vọng của họ vào Ai cập, còn Đức Chúa Trời đã đánh hạ họ xuống.
9. Dấu hiệu quyển sách bị chìm xuống sông (Giêrêmi 51.59-64)
Đức Chúa Trời đã tỏ ra rằng Babylôn chắc chắn sẽ chìm xuống không còn dấy lên được nữa.
Một lần nữa, ở đây chúng ta thấy hai lẽ đạo song sinh nói tới quyền tể trị của Đức Chúa Trời và sự phán xét của Ngài.
Xứ Babylôn đã được phép lấn lướt trên dân Israel, nhưng xứ ấy sẽ bị phán xét.
Mặc dù Đức Chúa Trời lấy ác báo thiện, Ngài không cho phép điều ác tồn tại mà không bị hình phạt. Kẻ ác có thể thành công trong một lúc, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét đến với họ.
IV. TÓM TẮT ĐỜI SỐNG CỦA GIÊRÊMI.
A. Ông sống trung tín với Đức Chúa Trời dưới những hoàn cảnh cật lực.
B. Ông bằng lòng chọn một chỗ đứng không thích hợp dầu ông đứng một mình.
C. Ông trung tín phục vụ một dân chuyên hiểu lầm ông.
D. Ông đã sống một đời sống buồn rầu nhưng đắc thắng.
E. Truyền khẩu cho rằng ông đã bị chính dân tộc mình ném đá cho tới chết sau khi ông được đem ra khỏi Ai cập.
F. Chắc chắn người tôi tớ nầy của Đức Chúa Trời đã đón nhận một phần thưởng rất lớn khi ông về đến quê hương ở trên trời.
G. Trong sách Giêrêmi, ông đã nhìn thấy và cảnh báo sự phán xét hầu đến. Trong sách Ca thương, ông đã nhìn thấy và than khóc về sự phán xét đã đến.