Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Sứ Đồ Giăng


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
SỨ ĐỒ GIĂNG 
Phần giới thiệu
Trong phần nghiên cứu đời sống của Giăng, chúng ta sẽ gặp một người thực sự được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ. Ông đã để cho Đấng Christ quản lý đời sống của ông và đã phục vụ rất trung tín. 
Sau khi các môn đồ đã lìa khỏi Chúa Jêsus rồi bỏ trốn, chính Giăng là người đã quay trở lại và đã ở với Chúa Jêsus suốt khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá  . 
Ấy là Giăng, Chúa Jêsus đã ủy thác mẹ Ngài là Mary cho ông chăm sóc. 
Ấy là Giăng, ai cũng nói ông là môn đồ được Chúa yêu. 
Ấy là Giăng, ông cung ứng cho chúng ta sách Tin Lành thiết lập thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ. 
Ấy là Giăng, ông rất hay viết về tình yêu thương. 
Ấy là Giăng, là người được ban cho phần khải thị vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ với mọi vinh quang của Ngài. 
Có nhiều điều cần phải tiếp thu từ câu chuyện nói tới đời sống của Giăng như đã được ghi lại trong Tân Ước.
I. LAI LỊCH CỦA GIĂNG. 
A. Tên của Giăng có nghĩa là: “Đức Giêhôva là sự vinh hiển” hay "kẻ được Đức Giêhôva yêu".
Từ sách Tin Lành Giăng, chúng ta biết kinh nghiệm của Giăng với Chúa Jêsus phù hợp với tên của ông. Ông đề cập đến bản thân mình nhiều lần là. “môn đồ được Chúa Jêsus yêu”.
Được yêu là một trong những động lực đầy năng quyền nhất trên thế gian.
Khả năng yêu thương của chúng ta thường được nắn đúc bởi kinh nghiệm yêu thương của chúng ta. Chúng ta thường yêu tha nhân giống như chúng ta được yêu vậy.
B. Lai lịch gia đình của Giăng giống như Giacơ anh của ông mà chúng ta đã xem qua.
1.Cha của ông là Xêbêđê (Đối chiếu: Mác 1.19-20)
2. Mẹ của ông là Salômê (Đối chiếu: Mathiơ 27.56; Mác 16.1)
a. Bà dấn thân năng động vào chức vụ của Chúa Jêsus và có tham vọng về các con trai của mình. Mathiơ 20.20-21
b.Có thể Salômê và Mary, mẹ của Chúa Jêsus là hai chị em ruột (Đối chiếu: Giăng 19.25; Mathiơ 27.56; Mác 15.40)
3. Ông là em của Sứ đồ Giacơ (Mác 1.19-20)
Giacơ được kể tới tên trước hết, cho thấy rằng ông là anh cả.
C. Ảnh hưởng phần lai lịch của Giăng.
1. Lai lịch ngư phủ của ông sẽ làm cho ông thấy gay go.
2.Việc ông gần gũi với cha, anh, và Simôn Phierơ, với các chiếc thuyền đánh cá và thuê nhiều tôi tớ sẽ đặt ông vào một địa vị chuyên ra lịnh và mong người khác phải vâng theo.
3.Lai lịch của Giacơ và Giăng có lẽ có nhiều việc phải làm với lối sống của họ khi được gọi là con trai của sấm sét. Mác 3.17; Luca 9.51-56
II. SỰ KÊU GỌI CỦA GIĂNG.
A.Sự kêu gọi nguyên thủy của Giăng. (Giăng 1.35-51)
Nhiều học giả nói chung đều tin rằng Giăng là một trong hai môn đồ của Giăng Báptít đã được nhắc tới ở đây (Giăng 1.35-40).
1. Một trong các môn đồ không được nhắc tên đã ở với Giăng không sử dụng tên mình trong sách Tin Lành.
2.Môn đồ khác là Anhrê, em của Simôn Phierơ.
B.Sự kêu gọi lần thứ hai của Giăng (Mathiơ 4.18-22; Luca 5.1-11)
1. Ở đây Anhrê và Phierơ được kêu gọi chung với nhau, còn Giacơ và Giăng được kêu gọi chung với nhau.
2.Sự việc cho thấy rằng Chúa Jêsus đã kêu gọi một số môn đồ của Ngài và trước khi Ngài bắt đầu nổ lực trong chức vụ, Ngài đã sai họ trở về hay họ đã chờ đợi trong một thời gian ngắn (tất cả chức vụ của Chúa Jêsus không được ghi lại hết. Đối chiếu: Giăng 20.30).
III. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ MÔN ĐỒ CỦA CHÚA JÊSUS.
A. Ông là một trong các môn đồ đầu tiên được kêu gọi (Giăng 1.40).
B.Ông đã ở với Chúa Jêsus trên Núi Hóa Hình (Mathiơ 17.1…).
C.Ông đã tìm kiếm một vị thế cao cấp (Mathiơ 20.20…).
D.Ông đã ở với Chúa Jêsus trong Vườn Ghếtsêmanê (Mathiơ 26.37).
E.Ông đã ở với Chúa Jêsus khi làm cho con gái Giairu sống lại (Luca 8.49…). 
F.Ông muốn gọi lửa từ trời giáng xuống người thành Samari (Luca 9.54).
G. Ông dựa vào ngực Chúa Jêsus tại bữa Tiệc Thánh (Giăng 13.23-26).
H.Ông vào điện của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm khi Chúa Jêsus bị xét xử (Giăng 18.15…).
I. Mary, mẹ Chúa Jêsus, được trao cho ông chăm sóc (Giăng 19.25-27).
IV. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ SỨ ĐỒ CỦA HỘI THÁNH.
A.Ông phục vụ lâu hơn các sứ đồ khác.
1. Ông đã sống khoảng 70 năm sau khi Chúa thăng thiên.
2. Ông sống lâu hơn Phierơ và Phaolô khoảng 30 năm.
B. Ông có mặt trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ các Sứ đồ 2.1).
C. Ông phục vụ với Phierơ trong một thời gian (Công Vụ các Sứ đồ 3.1-11; 4.13-22).
D. Ông rất nổi bật trong Hội Thánh tại thành Jerusalem (Galati 2.9).
V. CHỨC VỤ CỦA GIĂNG TRONG VAI TRÒ MỘT TRƯỚC GIẢ. 
A. Ông là tác giả con người của sách Tin Lành Giăng.
1. Trong sách Tin Lành, ông không hề sử dụng tên riêng mình và không liệt kê ra các sứ đồ.
2. Mục đích Tin Lành của ông được nhắc tới ở 20.31.
a. Ấy là dẫn tới niềm tin cá nhân vào Chúa Jêsus của lịch sử là Đấng Christ và là Con của Đức Chúa Trời.
b. Ấy là dẫn người ta đến chỗ nhận biết làm thế nào có được sự sống đời đời bằng cách tin theo danh của Chúa Jêsus.
3. Ông chú trọng nhiều đến tình yêu thương.
Một số câu nói quan trọng nhất về bổn tánh yêu thương của Đức Chúa Trời đã được viết ra bởi nhân vật nầy, là người đã kinh nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời theo một phương thức rất đặc biệt.
Mặc dù tình yêu thương của Chúa Jêsus đã được truyền đạt rất rõ ràng trong các sách Tin Lành, trong Tin Lành của Giăng, đây là lẽ đạo trọng tâm.
Vì kinh nghiệm riêng của ông về tình yêu thương của Chúa Jêsus vốn rất mạnh mẽ và cá nhân, Giăng rất nhạy cảm với mọi lời lẽ và hành động của Chúa Jêsus, chúng minh họa ai được yêu thương thế nào,  thì họ yêu thương người khác thể ấy.
a. Tình yêu của Chúa Jêsus dành cho Giăng thường được nhắc tới (Giăng 13.23; 19.26; 21.7,20-23; 20.2).
Giăng đã tỏ ra mối quan hệ của ông với Con của Đức Chúa Trời bằng cách tự gọi mình là “môn đồ được Chúa yêu”. Chúa Jêsus vốn biết rõ và đã yêu thương ông trọn vẹn. 
b. Ông viết về tình yêu thương của Đức Chúa Trời (Giăng 5.42; 15.10).
c. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Đức Chúa Con (Giăng 10.17; 15.9; 17.23-24, 26).
d. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho các môn đồ  (Giăng 16.27; 17.23).
e.Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mọi người (Giăng 3.16).
f. Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân (Giăng 14.31).
g.Ông đã viết về tình yêu của Đức Chúa Con dành cho các môn đồ (Giăng 13.1-34; 14.21; 15.9-10).
h. Ông đã viết về tình yêu của Chúa Jêsus dành cho những cá nhân (Giăng 11.5, 36; 13.23).
i.Ông đã viết về tình yêu mà Đức Cha và Đức Con trông mong từ nhân loại (Giăng 8.42; 14.23).
j.Ông đã viết về tình yêu mà hạng tín đồ phải có cho nhau (Giăng 13.34-35; 15.12-13).
4. Có nhiều từ ngữ ông thường sử dụng (ấy là, làm chứng, sự sáng, sự sống, lẽ thật, tin, thế gian, và dấu lạ…).
B. Ông đã viết thư tín I Giăng.
1. Ông nhắm vào nhân tánh và thần tánh của Đấng Christ.
2. Ông chú trọng nhiều đến sự chuộc tội.
C. II và III Giăng là hai bức thư ngắn nhắm vào những con người đặc biệt.
D. "Khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ" là công  tác cao cả nhất của việc nói tiên tri. 
Theo quyển Những Nhà Tuận Đạo của Fox, Giăng đã bị luộc trong chảo dầu rồi bị đày sang đảo Bát-mô, ở đó ông đã viết sách Khải huyền.
Trong sách Tin Lành và các thư tín của Giăng, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời cao cả, yêu thương, trong khi sự công bình của Đức Chúa Trời đang thạnh nộ từ những trang giấy của sách Khải huyền.
1.Tên của Giăng được sử dụng 5 lần (1.1,4,9; 21.2; 22.8).
2. Ông nói tới Chiên Con 25 lần.
3.Sách Khải huyền chứa bốn khải thị cơ bản:
a. Khải thị về Đức Chúa Jêsus Christ trong nét oai nghi Ngài (1.1-20).
b. Khải thị về Hội Thánh trong thực tế (2.1-3.22).
c. Khải thị về thế giới bị hư mất trong sự thù nghịch của nó (4.1 - 20.15).
d. Khải thị về cõi đời đời trong sự vinh hiển (21.1 - 22.21).
Phần kết luận:
Vì vậy, chúng ta có thể tóm tắt đời sống của Giăng như sau:
Ông đã sống trong mối tương giao mật thiết với Chúa Jêsus và là vị sứ đồ của sự yêu thương.
Ông tin rằng Chúa Jêsus là bạn hữu, là sự sáng và sự yêu thương. Ông ở trong Đấng Christ và tìm cách được biến đổi ra giống theo ảnh tượng Ngài.
Chúa Jêsus đương diện với mỗi một người chúng ta giống như Ngài đã đối diện với Giăng. Chúng ta không thể biết được chiều sâu của tình yêu Ngài, trừ phi chúng ta bằng lòng đối diện với sự thực là Ngài biết rõ chúng ta.
Mặt khác, chúng ta sống dại dột khi tin Ngài yêu thương hạng người mà chúng ta đang giả vờ là hạng người ấy, hạng tội nhân mà Ngài yêu thương chính là chúng ta. 
Phải nhìn biết tình yêu của Đức Chúa Trời là động lực cao cả cho sự thay đổi. Tình yêu của Ngài không được ban ra để đổi lại mọi nổ lực của chúng ta; tình yêu của Ngài buông tha chúng ta để sống một cách thực sự.
Ngài có một chức vụ kết quả và lâu dài.
Các trước giả xưa kia nói rằng Giăng thực đã được đưa về từ cuộc lưu đày trên đảo Bátmô và đã qua đời bình an tại thành Êphêsô.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét