Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

ANHRÊ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ ANHRÊ
Phần giới thiệu
.
Một số việc lớn đôi khi toát ra từ những việc nhỏ, không đáng kể.
Tôi hiểu Sông Mississippi đồ sộ kia khởi đầu với bọt của một con suối nhỏ đâu đó ở bang Minnesota.
Không những thế, các khu vực rộng lớn của Hòa lan còn bị che phủ bởi những trận lụt khởi sự với sự vỡ đê không lớn hơn một bàn tay.
Khi chúng ta lần theo các biến cố quan trọng, những phong trào lớn lao, các tổ chức đồ sộ và những nhân vật quan trọng đến các khởi đầu của họ, chúng ta thường tìm thấy những chỗ khởi đầu của họ đều nhỏ nhoi và khiêm nhường.
Trong phần nghiên cứu các sứ đồ của Đấng Christ, trước tiên chúng ta đã xem qua Simôn Phierơ, ông đã trở thành vị Sứ đồ quan trọng của Đấng Christ và đã nhìn thấy hàng ngàn người trở lại đạo ở một vài cơ hội mà ông rao giảng.
Bạn nghĩ xem, người nào đã đem Phierơ đến với Đấng Christ?
Hãy nghĩ tới tất cả những linh hồn được tính vào sổ của người ấy. Người ấy là em của ông, Anh-rê.
Anh-rê gần như là đối ngược hoàn toàn trong cả nhân cách và tính tình với Phierơ.
Trong khi Phierơ xốc nổi và hấp tấp, Anh-rê tỏ ra bình tỉnh và biết giữ mình hơn.
Trong khi Phierơ tìm cách được nổi bật, Anh-rê đã giữ mình ở phía sau.
Trong khi Phierơ là cấp lãnh đạo, mạnh mẽ, tự mình quyết định và dám chắc, Anh-rê thường thì ở phía sau và lo trợ giúp.
Và, xem như Anh-rê đã sống trong cái bóng của Phierơ.
Leonard Bernstein từng được hỏi đâu là nhạc cụ khó chơi nhất trong ban nhạc? Ông đáp, đấy là “violon”.
Lý do ông trả lời như thế là vì có nhiều người xem trọng cái tôi trong vòng chúng ta. Có khi chúng ta muốn suy nghĩ về cuộc sống xung quanh chúng ta, chớ không phải chính nó. Thái độ của chúng ta có nhiều lần chúng ta nhắm vào. “Tôi, của tôi… – và chẳng có chi khác nữa hết”.
I. LAI LỊCH CỦA ANH-RÊ.
Tên của ông có nghĩa là “can đảm”. Ông là em của Simôn Phierơ, vì vậy lai lịch của ông thì rất giống với Phierơ.
A. Lai lịch gia đình của ông.
1. Cha của ông là Giôna, một người mà chúng ta chẳng biết gì hết về ông ấy.
2. Ông xuất thân từ thành Bếtsaiđa, trong xứ Galilê. (Nằm ở phía Bắc bờ biển Galilê).
B. Cuộc sống của ông trước khi được cứu.
1. Là một thanh niên Do thái, ông được nuôi dạy trong các trường thuộc nhà hội (Chúng ta không dám chắc về điều nầy, nhưng cứ kể như thế).
a. Ông đã học được nhiều điều từ Kinh Thánh tại đó.
b. Ông cũng đã học biết đánh giá cao tình trạng Do thái của mình.
2. Là một người trưởng thành, ông lo việc đánh cá với anh mình là Phierơ (Mathiơ 4.18).
3. Ông và gia đình của Phierơ đã sống trong một ngôi nhà tại thành Cabênaum (Mác 1.21, 29-30). Ngôi nhà ấy được gọi là “nhà của Simôn và Anh-rê”.
II. ANH-RÊ ĐẾN VỚI CHÚA JÊSUS BẰNG CÁCH NÀO? (GIĂNG 1.35-42)
Chúng ta thấy rằng Anh-rê được nhắc tới trong vai trò một trong những môn đồ của Giăng Báptít.
Ông đã nghe sự rao giảng bốc lửa của vị tiên tri của Đức Chúa Trời, là người đã đặt nền tảng cho sự đến của Đấng Mêsi!
Khi ông là môn đồ của Giăng, hoàn toàn khả thi Anh-rê đã có mặt trong lúc Chúa Jêsus chịu báptêm. Chúng ta không biết chắc.
Thế nhưng, chúng ta biết rõ điều nầy, chính Giăng Báptít là người đã chỉ Đấng Christ cho Anh-rê (câu 36).
Điều nầy giúp ích rất nhiều cho những ai ở chung quanh chỗ có rao giảng Kinh Thánh! Sự rao giảng ấy chỉ cho họ biết Chúa Jêsus!
Kinh Thánh chép rằng khi Giăng Báptít chỉ cho Anh-rê và các môn đồ khác biết Chúa Jêsus, họ đã đi theo Chúa Jêsus (câu 37).
Khi chúng ta được chỉ cho biết Chúa Jêsus, khi ấy chúng ta cần phải bước theo Chúa Jêsus rồi tìm cách hướng dẫn nhiều người khác đi theo Chúa Jêsus. Và đấy chính xác là những gì chúng ta thấy đang xảy ra trong cuộc sống của Anh-rê.
III. ANH-RÊ, NGƯỜI CHINH PHỤC LINH HỒN (Giăng 1.41-42a)
Sau khi đi theo Đấng Christ, Đấng Christ đã thắc mắc với hai người đi theo Ngài (các câu 37-38).
Họ muốn biết chỗ ở của Chúa Jêsus và Đấng Christ đã mời họ “Hãy đến xem”.
Nếu có ai thực sự muốn biết chỗ ở của Chúa Jêsus và muốn nhìn biết Ngài mật thiết hơn, Chúa Jêsus vẫn nói: “Hãy đến xem”. Có một lời mời rộng mở từ Cứu Chúa!
Tôi muốn bạn nhìn thấy Anh-rê đã đi theo Đấng Christ và để thì giờ ra với Đấng Christ và điều đó khiến cho ông phải công nhận cho bản thân mình về Chúa Jêsus là ai và điều đó đã khiến ông đưa anh mình đến với Đấng Christ (các câu 38-39).
Đúng là một bức tranh tuyệt vời cho thấy đây là những gì mà đời sống Cơ đốc đáng phải có. Khi chúng ta đi theo Đấng Christ và đạt tới chỗ nhận biết Ngài là ai cho bản thân chúng ta và chúng ta để thì giờ ra với Ngài mỗi ngày, chúng ta cũng sẽ dấn thân vào việc đưa dẫn nhiều người khác đến với Đấng Christ.
Kinh Thánh không cho chúng ta biết đâu là phản ứng của Phierơ khi Anh-rê nói: “Chúng ta đã gặp Đấng Mêsi!” Có thể là ông đã có từng lý do để tin người anh cả của mình bỏ qua ý tưởng đó.
Nhưng chúng ta biết Anh-rê không dừng lại ở đấy. Ông đã đưa Phierơ đến với Chúa Jêsus!
Anh-rê đã biết rõ Phierơ có quyền quyết định, tuy nhiên ông đã đưa Phierơ đến không cứ cách nào — điều nầy nói nhiều về bổn tánh của ông.
Một số người khó tánh nhất tìm cách đem Đấng Christ đến với những người thân của họ. Một số người khác đã dâng mấy trăm đôla cho các hội truyền giáo ở nước ngoài đến nói với bà con của họ biết về số phận đời đời của linh hồn bất tử của họ. Nhưng đấy là chỗ mà Anh-rê đã khởi sự.
Sẽ có một nét vui mừng trên gương mặt của ông và sự sôi nổi trong giọng nói của ông đã khiến cho Phierơ phải suy nghĩ: có gì quan trọng trong những điều Anh-rê đã nói.
Chúng ta cần phải làm bất cứ điều chi để đưa người ta đến với Chúa Jêsus!
Người ta cần phải nhìn thấy nét vui tươi và sôi nổi của chúng ta khi chúng ta nói cho họ biết câu chuyện kể về Chúa Jêsus!
Anh-rê không xuất hiện ở tuyến đầu. Ông bằng lòng trọn vẹn hầu việc thầm lặng và làm hết sức mình mà ông có thể rồi cứ giữ việc đưa dẫn nhiều người khác đến với Chúa Jêsus.
Ông không khiến cho ba ngàn người trở lại đạo với chỉ một bài giảng như Phierơ đã giảng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, mà ông là người đã đưa dẫn Phierơ.
Bạn có nhớ David Livingstone, ông đã đem ánh sáng của Tin Lành đến với Lục địa châu Phi tối tăm kia không? Chính là một nhà truyền đạo tan vỡ, ngã lòng, chẳng lôi cuốn, và dường như không thành công đã đem David Livingstone đến với Đấng Christ khi còn là một thiếu niên.
Hầu hết chúng ta đều chưa nghe nói tới Edward Kimball. Ông là giáo viên Trường Chúa Nhật, ông đã đưa dẫn D.L. Moody đến với Đấng Christ. Một ngày kia ông đến tại nơi Moody làm việc như một thiếu niên trong tiệm giày ở Boston và đã chia sẻ Đấng Christ với ông ấy.
Về cuộc trao đổi đó Kimball nói: “Tôi không thể nhớ hết những gì tôi đã nói: đôi điều về Đấng Christ và về tình yêu của Ngài; chỉ từng ấy thôi”. Ông nói đấy là “lời nài xin yếu ớt”. Nhưng, Moody đã dâng lòng mình cho Đấng Christ qua cuộc trao đổi đó. Kết quả là, Moody tiếp tục rao giảng cho những cuộc phấn hưng lớn lao tại Mỹ và Anh quốc. Ông đã sáng lập Học Viện Kinh Thánh Moody tại Chicago, vẫn còn hoạt động cho đến hôm nay và đã đào tạo được hàng ngàn giáo sĩ, truyền đạo và các chức vụ khác nữa. Mọi sự ấy sở dĩ có được là vì có một người giống như Edward Kimball.
Anh-rê cũng y như thế. Ông không hề tìm kiếm sự nổi bật cho bản thân mình. Ông hài lòng trong việc chỉ cho người khác đến với Đấng Christ. Tuy nhiên, vì ông trung tín và vô kỷ trong sự làm chứng của mình, Phierơ đã đến với Đấng Christ. Đấy là cách thức những láng giềng và gia đình chúng ta từng được đưa dẫn đến với Chúa. Có thể chúng ta không có khả năng đến với ai đó, nhưng chúng ta có thể đến với ai đó vì cớ Đấng Christ.
Chúng ta không biết ảnh hưởng của việc chúng ta đưa dẫn một linh hồn đến với Chúa Jêsus sẽ có tầm cỡ như thế nào!
Có thể chúng ta không phục vụ cho đám đông, nhưng bởi chức dịch Tin Lành một cặp một với những cá nhân mà chúng ta tiếp xúc với, chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt!
III. ANH-RÊ ĐƯA MỘT ĐỨA TRẺ ĐẾN VỚI CHÚA JÊSUS (GIĂNG 6.1-9)
Chúng ta thấy Anh-rê mong muốn được phục vụ và trợ giúp cho Chúa.
Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ cung cấp thứ chi đó cho dân chúng để họ ăn. Trong khi các môn đồ khác dường như bị lúng túng bởi yêu cầu nầy, chỉ một mình Anh-rê nhìn biết rằng Chúa không phát ra một mạng lịnh mà chẳng có gì khả thi cho họ để vâng theo.
Anh-rê đã làm hết sức mình khi ông có thể. Dường như là Anh-rê đã dành thì giờ để trao đổi với bọn trẻ vào lúc đó. Vì điều nầy dường như chỉ một mình ông biết về cậu bé với mấy cái bánh và vài con cá. Ông nhận ra nguồn thực phẩm sẵn có và biết chắc Chúa Jêsus vốn biết rõ sự ấy rồi.
Có phải Anh-rê hiểu rằng không một ân tứ nào là vô nghĩa khi nó được mang đến cho Chúa Jêsus?
Có lẽ không hiểu trước khi trình đứa trẻ cho Chúa Jêsus, nhưng chắc chắn là sau đó ông mới hiểu!
Bạn thấy đấy, ấy chẳng phải là sự lớn lao của ân tứ, mà là sự cả thể của Đức Chúa Trời cho kẻ đã trình vấn đề ấy lên.
Bài học dành cho Anh-rê và cho chúng ta rất là đơn giản. Chúa Jêsus có thể hóa ít ra nhiều.
Phần lớn thì giờ chúng ta suy nghĩ rằng chúng ta có ít quá làm sao dâng cho Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta rất đỗi ngạc nhiên nơi những gì Đức Chúa Trời có thể làm với điều chúng ta thấy là những ân tứ hạn chế của chúng ta nếu chúng ta dâng chúng cho Ngài.
IV. ANH-RÊ ĐƯA NHỮNG NGƯỜI NGOẠI ĐẾN VỚI CHÚA JÊSUS (GIĂNG 12.20-32)
Có người chỉ muốn đưa dẫn một loại người nhất định nào đó đến với Chúa Jêsus mà thôi.
Ở đây, chúng ta thấy một số người Hy lạp đang tìm kiếm Chúa Jêsus. Họ gặp môn đồ Philíp — có thể là vì ông đã có cái tên nghe như là Hy lạp. Vì những lý do không được biết, Philíp chần chừ. Ông không đưa dẫn ngay lập tức những người Hy lạp đến với Đấng Christ. Thay vì thế, ông đến với Anh-rê.
Có thể là Philíp hơi nhút nhát, có thể ông nghĩ ông đang quấy rầy Chúa Jêsus, có thể ông không nghĩ Chúa Jêsus muốn gặp người Hy lạp. Chúng ta không biết. Trong bất cứ trường hợp nào, Philíp đã biết tiếng của Anh-rê trong việc tiến cử người ta đến với Đấng Christ.
Khi Anh-rê nghe nói về người Hy lạp, một lần nữa ông không ngần ngại. Ngay lập tức ông giới thiệu họ với Chúa Jêsus. Có thể ông hiểu rõ Chúa Jêsus hoan nghênh chúng ta bất chấp lai lịch, hiểu biết Kinh Thánh, hay các ân tứ của chúng ta.
Vì ông đã đưa Phierơ đến với Đấng Christ và sau đó là những người Hy lạp, Anh-rê thường được gọi là giáo sĩ đầu tiên tại quê nhà — là người đưa dẫn người ta đến với Đấng Christ trên chính quê hương mình — và là giáo sĩ đầu tiên ở hải ngoại — là những người khiến cho người ta từ các xứ khác trở lại đạo.
V. ANH-RÊ TRÊN NÚI ÔLIVE VỚI CHÚA JÊSUS (MÁC 13.1…)
VI. ANH-RÊ TRÊN PHÒNG CAO (CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ 1.12-13)
Truyền thuyết và truyền khẩu nói rằng sau khi Đấng Christ thăng thiên, Anh-rê đã giảng đạo tại thành Jerusalem và ông bị đóng đinh trên thập tự giá vì cớ ông quở nặng Aegeas vì dính dáng vào việc thờ lạy hình tượng.
Ông bị đóng đinh trên một cây thập tự có hình chữ X, được biết là Thập tự giá của Thánh Anh-rê.
Người ta cho biết ông đã chịu khổ trong 2 ngày trước khi qua đời. Suốt thời gian ấy, ông đã giảng đạo cho những ai đi ngang qua.
Ông vẫn còn tìm cách đưa nhiều người khác đến với Chúa Jêsus dù trong sự chết của mình.
Phần kết luận:
Có lẽ chúng ta không thể đạt tới sự phục vụ cho Chúa giống như Phierơ được.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hầu việc Chúa giống như Anh-rê và đưa dẫn một Phierơ nào đó đến với Chúa.
Phierơ có thể là cha của những kẻ trở lại đạo trong ngày lễ Ngũ Tuần, còn Anh-rê là ông nội của họ!
Nếu chúng ta thuộc về Đấng Christ, thì tình cảm của chúng ta phải nhắm vào việc đưa dẫn nhiều người khác đến với Ngài!
Chúng ta phải khám phá ra các ân tứ của chúng ta rồi sử dụng chúng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét