Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

TIÊN TRI HABACÚC



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI HABACÚC
Phần giới thiệu
.
Chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu về các tiên tri trong Cựu Ước tối nay. Đây là vị tiên tri thứ 18 mà chúng ta đã xem xét. (Ông là tiên tri thứ 19 nếu bạn xem nghiên cứu Đaniên ở chi tiết dân sự trong sách Đaniên trước khi chúng ta khởi sự phần nghiên cứu nầy về các tiên tri).
Tối nay chúng ta nhìn vào tiên tri Habacúc, một trong các tiểu tiên tri, ông đã viết sách nầy mang tên ông.
Tên của ông có nghĩa là. “vòng tay ôm chặt của tình yêu thương” hay “ông đang vòng tay ôm lấy” hoặc “vòng tay ôm mạnh mẽ của Đức Chúa Trời”.
Chúng ta không biết điều chi về bố mẹ hay nơi chào đời của Habacúc.
Ông là tiên tri của xứ Giuđa, Vương quốc phía Nam, và có người tin ông thuộc chi phái Lêvi và thậm chí là một ca viên trong đền thờ dựa theo 3.19. Habacúc tự cho mình là tiên tri ở 3.1 và là tiên tri sau cùng trước khi thành Jerusalem bị hủy diệt.
Truyền khẩu các Rabi cho rằng ông là con trai của người đàn bà Su-nem mà Êlisê đã làm cho sống lại ở II Các Vua 4.16-37. Nhưng chúng ta không có một cơ sở nào theo Kinh Thánh để xác quyết phần truyền khẩu đó.
Habacúc đã sống trong xứ Giuđa suốt sự trị vì của con trai Giô-sia, là Giê-hô-gia-kim, đã được nhắc tới ở II Các Vua 23.36-24.5.
Ông đã nói tiên tri về sự đến của người Ba-by-lôn trên xứ Giuđa. Cuộc bao vây đã diễn ra vào năm 606TC cùng với một cuộc xâm lược khác vào năm 597TC, trước khi xứ Giuđa bị hủy diệt trong cuộc xâm lược sau cùng vào năm 586TC. Cụm từ: “trong ngày các ngươi”, đã được thấy ở Habacúc 1.5 chỉ ra rằng ông đã nói tiên tri một thời gian suốt thế hệ có liên quan tới cuộc xâm lược đầu tiên, điều nầy sẽ khiến ông là một người đồng thời với tiên tri Giêrêmi.
Với sự suy đồi của A-si-ri, Babylôn đã trở nên quyền lực quản trị cấp thế giới.
Từ sách nầy do Habacúc viết, chúng ta thấy rằng ông là một tiên tri hay thắc mắc. Ông muốn biết “Tại sao?”“Làm sao?” Chúng ta sẽ thấy những thắc mắc của ông tối nay và những giải đáp đã được đưa ra cho ông.
Trong khi những sách tiên tri khác đã đưa Lời của Đức Chúa Trời đến cho dân chúng, sách nầy trước tiên đưa những thắc mắc của dân chúng đến với Đức Chúa Trời và kế đó nó tải những giải đáp của Đức Chúa Trời ngược về cho dân chúng.
I. MỐI NGHI NGỜ CỦA HABACÚC.
A1. Thắc mắc thứ nhứt của ông (1.1-4)
Habacúc đã đau lòng do sự đồi bại mà ông nhìn thấy ở chung quanh ông. Thời thế của ông là thời buổi của sợ hãi, lấn lướt, bắt bớ, không có luật pháp, và phi đạo đức.
Habacúc rất bối rối do sự dường như dửng dưng của Đức Chúa Trời trước hết thảy mọi điều ác trong thời của ông. Ông không hiểu được tại sao Đức Chúa Trời dường như chẳng làm gì hết về tình trạng gian ác trong xã hội. Cho nên, chúng ta thấy ở đây ông đã đổ hết tấm lòng ra trước mặt Đức Chúa Trời.
Ngày nay, tội lỗi và sự bất công rất nhiều đang hiện hữu quanh chúng ta, nhưng chúng ta chẳng bận tâm mấy, chúng ta nghi ngờ Đức Chúa Trời hoặc nổi loạn chống nghịch Ngài như nhiều người đang làm hôm nay.
Chúng ta phải xem xét sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho Habacúc và công nhận rằng Đức Chúa Trời vốn có những chương trình và các mục đích lâu dài để tỏ ra ý chỉ của Ngài.
Chúng ta phải công nhận rằng Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền tể trị và Ngài là một Đức Chúa Trời nhơn từ và công bình, dù chúng ta không hiểu tại sao Ngài lại hành động theo cách Ngài hành động.
A2. Giải đáp của Đức GIÊHÔVA cho thắc mắc thứ nhứt (1.5-11)
Đức Chúa Trời đáp trả cho các thắc mắc và mối quan tâm của Habacúc bằng cách phán rằng Ngài sẽ thực thi những hành động rất khó mà tin được, mọi hành động ấy sẽ làm vinh hiển cho Ngài. Đâu là những việc khó tin đó?
1. Xứ Giuđa, dù rất thịnh vượng và độc lập (thậm chí ở điểm độc lập của Đức Chúa Trời), đã trở thành một xứ chư hầu chỉ trong một đêm.
2. Ai cập, là quyền lực cấp thế giới trong nhiều thế kỷ, đã bị chà nát gần như qua một đêm.
3. Ninive, thủ phủ của Đế quốc A-si-ri hùng cường, đã bị cướp phá và hủy diệt hoàn toàn đến nỗi người ta đã quên không biết nó ở đâu nữa (đối chiếu lời tiên tri của Nahum)
4. Người Canh-đê (hay người Babylôn) sẽ dấy lên đỉnh quyền lực.
Dù những lời nầy gây sửng sốt và thậm chí là khó tin đối với Habacúc (và dân chúng), họ đã nhìn thấy chúng xảy ra đúng theo thế hệ của họ.
Khi mọi hoàn cảnh quanh chúng ta gần như khó gánh vác nổi, đôi khi chúng ta lấy làm lạ không biết Đức Chúa Trời có quên chúng ta hay không!?! Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng Ngài đang tể trị. Ngài vẫn nắm quyền tể trị. Ngài có một chương trình và sẽ xét đoán những kẻ nào sống bất công chiếu theo thời điểm của Ngài. Ngài có thể chọn đem sự việc đến mau hay chậm.
Chúng ta cần phải bằng lòng chấp nhận điều nầy và chờ đợi thời điểm của Đức Chúa Trời.
B1. Thắc mắc thứ hai (1.12-17)
Ở đây, chúng ta thấy Habacúc rất bối rối và e sợ Đức Chúa Trời sẽ dùng một dân còn gian ác hơn cả dân Giuđa để làm sự sửa phạt cho xứ Giuđa. Lẽ nào điều nầy chẳng ăn nhập gì với chúng ta, có phải không?
Sự thể giống như Đức Chúa Trời đang sử dụng Osama Bin Laden và phe Taliban để sửa phạt nước Mỹ vậy.
Sự thể gần như chẳng ăn nhập gì với hầu hết mọi người, vì vậy họ cùng nhau xua bỏ ý niệm nầy.
Hãy hiểu rằng người Babylôn không biết họ đã được Đức Chúa Trời sử dụng để giúp xứ Giuđa quay trở lại với Ngài. Thực vậy, người Babylôn kiêu ngạo trong những lần chiến thắng của họ sẽ là dịp cho sự sụp đổ của họ.
Châm ngôn 16.18: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã”.
Giống như sự kiêu ngạo của xứ Giuđa đã khiến cho xứ ấy phải sụp đổ, cũng một thể ấy sự kiêu ngạo của Babylôn sẽ làm cho nó phải suy tàn.
Phạm tội và gian ác là tự hủy diệt. Đôi khi mọi sự Đức Chúa Trời đang làm là khiến cho những ai phạm tội phải gánh chịu mọi hậu quả của chính tội lỗi họ. Nhưng cần phải nói rằng, phải hiểu rõ những kẻ gian ác không hề vượt quá quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài vẫn đang tể trị!
Đức Chúa Trời có thể sử dụng bất cứ công cụ bất thường nào Ngài chọn để điều chỉnh hay sửa phạt những kẻ phạm tội.
Khi chúng ta đáng bị sửa phạt, hình phạt, hay chỉnh đốn, làm sao chúng ta lại than phiền về “roi vọt” mà Đức Chúa Trời đang sử dụng để đánh chúng ta? (Dù đó là giông bão, lốc xoáy, lụt lội, cháy rừng, hạn hán, dịch lệ, hay một dân gian ác).
B2. Giải đáp của Đức Chúa Trời cho thắc mắc thứ nhì (2.1-20)
Câu 1 – Người canh và tháp canh thường được các tiên tri sử dụng để chỉ ra thái độ trông đợi (Êsai 21.8, 11; Giêrêmi 6.17; Êxêchiên 3.17)
Vì vậy, câu 1 là bức họa nói tới thái độ của Habacúc về sự thức canh kiên nhẫn và trông đợi đáp ứng của Chúa.
Câu 2… – Hai thắc mắc của Habacúc là:
1. Điều ác sẽ thắng hơn bao lâu? (1.2-3)
Đức Chúa Trời phán rằng sự phán xét, dù nó chậm đến, vẫn là chắc chắn.
2. Tại sao Babylôn được chọn để sửa phạt xứ Giuđa? (1.13)
Dù Đức Chúa Trời sử dụng Babylôn nghịch lại xứ Giuđa, Ngài vốn biết rõ mọi tội lỗi của Babylôn và sẽ thăm phạt nó đúng kỳ.
Câu 3 – Mọi sự quanh chúng ta ngày nay điều ác dường như có bàn tay thượng phong trên thế giới. Giống như Habacúc, chúng ta đôi lúc có thể nổi giận hay ngã lòng khi chúng ta nhìn thấy điều ác đang tiếp diễn.
Habacúc đã than phiền với Đức Chúa Trời về sự ấy. Giải đáp của Đức Chúa Trời cho ông cũng chính là giải đáp mà Ngài muốn ban cho chúng ta: “Phải kiên nhẫn! Ta sẽ thực hiện mọi chương trình của chúng ta theo đúng kỳ định!”
Kiên nhẫn đâu phải là dễ dàng, có phải không? Nhưng nó sẽ giúp chúng ta nhớ lại rằng Đức Chúa Trời vốn ghét bỏ tội lỗi còn nhiều hơn chúng ta nữa!
Sự sửa phạt dành cho tội lỗi chắc chắn sẽ xảy đến. Chúng ta đừng thất vọng. Thay vì thế, chúng ta cần phải tin cậy Đức Chúa Trời thật trọn vẹn, dầu khi chúng ta không hiểu lý do tại sao có những việc xảy ra theo cách như thế.
Câu 4 – Người Babylôn rất gian ác và họ tin cậy vào bản thân họ, và họ sẽ sụp đổ. Nhưng người công bình sống vì cớ đức tin của họ và tin cậy nơi Đức Chúa Trời!
Phaolô trưng dẫn câu nầy ở Rôma 1.17 và ở Galati 3.11 và tác giả thơ Hêbơrơ trưng dẫn câu ấy ở Hêbơrơ 10.38 ngay trước chương nói tới “Đại Sảnh Đức Tin”.
Câu nầy có thể là sự nâng đỡ cho bất cứ một Cơ đốc nhân nào đang nếm trải một thời kỳ khó khăn trong đời sống của họ mà không nhìn thấy đâu là cuối cùng. Chúng ta phải tin cậy Đức Chúa Trời với đời sống của chúng ta và nhìn bết rằng Ngài đang lèo lái mọi sự tùy theo ý quyết đoán của Ngài.
Các câu 4-8
Như chúng ta đã nói, Babylôn rất kiêu căng và tin cậy vào bản thân và sức mạnh quân sự của mình. Nó sống để làm thỏa mãn mọi tư dục riêng của nó với phí tổn của những kẻ mà nó đã chinh phục. Nhưng chính những tội lỗi nầy sẽ dấy lên để xét đoán nó, và những kẻ phu tù mà nó ngược đãi chắc chắn sẽ cướp lột và chế nhạo nó. Sự công bình sẽ đến, nhưng nó sẽ đến cách từ từ.
Các câu 9-13
Sự giàu có của Babylôn đã đến từ tai họa của các dân khác. Những sự giàu có nầy sẽ trở thành tro bụi vô giá trị trong tay của họ.
Các câu 14-20
Thờ lạy hình tượng đối với nhiều người dường như là một tội lỗi mà xã hội hiện đại của chúng ta chẳng quan tâm mấy. Nhưng thờ lạy hình tượng không những chỉ là cúi xuống trước các thần tượng. Mà nó còn tin cậy vào những gì một người đã tạo ra bằng hai bàn tay của mình rồi vì lẽ đó, tin cậy vào quyền lực riêng của một người giống như đấng tạo hóa và đấng nâng đỡ vậy. (Triết lý của con người, là thứ đang thịnh hành trong thời buổi của chúng ta, đã đánh giá cái tôi mình là thần linh).
Nếu chúng ta nói chúng ta đang thờ lạy Đức GIÊHÔVA, nhưng chúng ta đặt lòng tin cậy vào cái tôi, vào tài khoản ngân hàng, vào nhà cửa, công ăn việc làm, hay thậm chí các thứ của cải khác, khi ấy chúng ta là những kẻ thờ lạy hình tượng.
Chúng ta phải tin cậy Chúa, chớ không tin cậy vào những thứ chúng ta đã làm ra với hai bàn tay của mình.
II. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA HABACÚC (Habacúc 3)
Habacúc đã ngợi khen Đức GIÊHÔVA vì đã trả lời cho các thắc mắc của ông. Điều ác sẽ không thắng hơn cho đến đời đời được.
Ông đã nhìn thấy Đức GIÊHÔVA vẫn đang nắm quyền tể trị và Ngài đáng tin một cách trọn vẹn để minh chứng những ai đang trung tín đối với Ngài. Chúng ta phải chờ đợi nơi Ngài!
Các câu 1-2
Habacúc vốn biết rõ Đức GIÊHÔVA sắp sửa kỷ luật dân chúng xứ Giuđa và đấy chẳng phải là một kinh nghiệm dễ chịu đâu. Tuy nhiên, ông đã chấp nhận phục theo ý chỉ của Đức GIÊHÔVA và đã cầu xin sự trợ giúp và thương xót.
Ông không cầu xin để tránh né phần kỷ luật, nhưng đã chấp nhận sự thực xứ Giuđa cần phải tiếp thu một bài học. Đức Chúa Trời vẫn kỷ luật chiếu theo tình yêu thương, để đem con cái Ngài quay trở lại với Ngài.
Hêbơrơ 12.5-6: “lại đã quên lời khuyên anh em như khuyên con, rằng: Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt”.
Khi kỷ luật đến trên đường lối của chúng ta, chúng ta cần phải chấp nhận nó và cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta thay đổi.
Các câu 3-16
Ở đây, chúng ta thấy Habacúc đang tô vẽ bức tranh nói tới Đức Chúa Trời đang giải phóng dân sự Ngài ra khỏi Ai cập trong thời Môise. Bối cảnh thật là lạ lùng. Ông cũng sử dụng bức tranh ấy để thể hiện sự công bình và ngay thẳng.
Biết kính sợ bởi quyền phép của Chúa vẫn chưa phải là đủ. Chúng ta cần kỷ luật để học biết vâng theo và sống cho Ngài.
Các câu 17-19
Thất mùa và sự chết chóc của bầy gia súc sẽ tàn phá xứ Giuđa. Tuy nhiên, Habacúc nói rằng dầu trong kỳ đói kém, ông sẽ vui mừng nơi Đức GIÊHÔVA.
Mọi cảm xúc của ông không còn bị các hoàn cảnh kềm chế nữa, mà bởi đức tin ông đặt nơi khả năng của Đức GIÊHÔVA ban cho ông sức lực.
Khi không một việc gì có ý nghĩa và khi mọi rối rắm dường nhiều hơn chúng ta có thể mang nổi, chúng ta cần phải nhớ rằng Đức GIÊHÔVA là Đấng ban năng lực cho. Chúng ta cần phải xây mắt mình khỏi mọi hoàn cảnh và chỉ tập trung nhìn về Đức GIÊHÔVA.
Chính Đức GIÊHÔVA là Đấng có thể ban cho lòng tin cậy chúng ta có cần để đưa chúng ta qua những lúc khó khăn.
Theo thời điểm của Ngài, chớ không phải của chúng ta, Ngài sẽ tống khứ thế giới gian ác. Đồng thời, chúng ta cần phải sống trong quyền phép của Đức Thánh Linh, tin cậy nơi chiến thắng trọn vẹn của Đức GIÊHÔVA đối với sự ác.
Phần kết luận.
Habacúc đã thắc mắc Đức GIÊHÔVA tại sao kẻ ác lại thịnh vượng trong khi người công bình phải đau khổ.
Câu trả lời của Đức GIÊHÔVA, ấy là họ không ở trong cuộc chạy đường dài.
Ông đã nhìn thấy mọi hạn chế của chính mình khi đối chiếu với quyền tể trị của Đức GIÊHÔVA trên mọi sự đang diễn ra trên thế gian.
Đức Chúa Trời là hằng sống và đang tể trị trên mọi sự hiện xảy ra quanh chúng ta thậm chí khi mọi sự dường như ở ngoài tầm kiểm soát.
Chúng ta không thể nhìn thấy hết mọi điều mà Đức GIÊHÔVA đang làm hoặc mọi sự mà Ngài sẽ thực hiện. Nhưng chúng ta có thể yên nghỉ chắc chắn Ngài là Đức Chúa Trời và sẽ làm ra điều chi là công nghĩa. Với sự nhìn biết nầy có thể đem lại cho chúng ta lòng tin cậy, yên ủi, và hy vọng trong một thế giới đầy dẫy sự điên cuồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét