NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI AGHÊ
Phần giới thiệu:
Hết thảy chúng ta đều đối diện với áp lực, đòi hỏi, trông mong, và nhiều việc khác dường như ụp tới chúng ta từ mọi phía và đầy ắp mọi kế hoạch của chúng ta.
Dù vậy, ai nấy đều mong muốn chúng ta phải làm một việc gì đó – gia đình, sở làm, trường học, câu lạc bộ, Hội Thánh của chúng ta, bạn kể ra nữa đi.
Không bao lâu thì chúng ta thấy mình chẳng có đủ cả thì giờ và năng lực. Chúng ta thường xuyên lao vào cuộc sống dự phần vào những việc khẫn cấp và tức thì đang có ở trước mặt mình, song thường thì chúng ta thấy mình đã chừa lại phần việc quan trọng nhất chưa làm xong.
Nan đề của chúng ta dường như là một chuỗi đòi hỏi đang đặt ở trước mặt mình. Hoặc có thể chúng ta nghĩ rằng không cứ cách nào đó chúng ta đang thiếu sót trong việc sắp đặt kế hoạch. Tuy nhiên, nan đề của chúng ta thực sự đang nằm trong những gì chúng ta đánh giá cao độ. Giá trị là những việc nào thực sự là quan trọng đối với chúng ta!
Mọi giá trị thực sự của chúng ta và những gì thực sự là giá trị có thể là hai việc hoàn toàn khác nhau!
Mọi giá trị và tiềm năng của chúng ta được phản ảnh qua cách chúng ta sử dụng tài nguyên của mình – tài nguyên về thì giờ, ta-lâng, của cải và sức lực. Thường thì mọi hành động của chúng ta hay mâu thuẫn với lời nói của mình. Chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời là số 1, nhưng rồi chúng ta đẩy Ngài xuống hàng thứ yếu trên bảng danh mục “phải làm theo” của chúng ta. Thực vậy, mọi hành động của chúng ta tỏ ra điều đó, Ngài không phải là số 1.
Dân sự của Đức Chúa Trời có rất nhiều tiềm năng đặt không đúng chỗ. Aghê là tiếng phán của Đức Chúa Trời kêu gọi nhiều người nam người nữ trong thời của ông phải biết đặt mọi tiềm năng của mình sao cho đúng chỗ. Aghê vốn biết rõ điều chi là quan trọng và điều chi cần phải được làm theo, và ông thách thức dân sự của Đức Chúa Trời đáp ứng lại.
I. LAI LỊCH CỦA AGHÊ:
Tên của Aghê có nghĩa là: “sanh ra trong một ngày lễ”. Điều nầy ám chỉ rằng ông ra đời trong một ngày Lễ. Mọi sự chúng ta biết về ông là qua câu thứ nhứt của sách nầy (câu 1).
Ông đã nói tiên tri vào năm thứ hai của Vua Đariút, Vua xứ Ba tư, 16 năm sau Si-ru phát ra chiếu chỉ cho phép tái thiết Đền Thờ.
Là một tiên tri, ông sống đồng thời với tiên tri Xachari.
Exơra 5.1: “Vả, tiên tri A-ghê và tiên tri Xa-cha-ri, con của Y-đô, nhân danh Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên nói tiên tri cho các người Giu-đa tại xứ Giu-đa và ở Giê-ru-sa-lem”.
II. CHỨC VỤ CỦA AGHÊ.
Người sau cùng trong dân Giu-đa bị lưu đày sang Babylôn trong cuộc xâm lược thứ ba vào năm 586TC và thành Jerusalem cùng Đền Thờ, là biểu tượng nói tới sự hiện diện của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài, đã bị hủy diệt bởi các lực lượng của Nêbucátnếtsa.
Sau khi người Mêđi Batư đánh bại Babylôn, Si-ru đã cho phép các phu tù Do thái trở về xứ Giuđa và tái thiết Đền Thờ của họ vào năm 538TC.
Đức Chúa Trời đã ban cho người Do thái nhiệm vụ phải hoàn tất Đền Thờ tại thành Jerusalem khi họ trở về từ cuộc phu tù.
Dân sự đã trở về thành Jerusalem vào năm 536TC để bắt đầu công việc tái thiết lại Đền Thờ. Khi những phu tù đầu tiên trở về từ xứ Babylôn, họ bắt tay ngay vào việc tái thiết đền thờ. Mặc dù họ khởi sự với những thái độ đúng đắn, họ đã sa vào lại lối sống sai lầm. Sau khi làm công việc ấy trong một thời gian ngắn, công việc phải dậm chân tại chỗ.
Sau 15 năm họ vẫn chưa hoàn tất được công việc. Công việc dang dở giữa chừng trong khi dân sự lo xây dựng và sống trong những ngôi nhà xinh đẹp. Dân sự của Đức Chúa Trời vốn quan tâm nhiều tới việc xây sựng nhà riêng của họ hơn là lo hoàn tất công việc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã phái Aghê đến với người Do thái vào năm 520TC để bảo họ phải sắp xếp lại trình tự ưu tiên của họ!
Aghê đã khích lệ người Do thái phải lo hoàn tất Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Ông cảnh cáo họ về việc đặt của cải và công ăn việc làm của họ trên trước Đức Chúa Trời. Ông đã khích lệ họ khi họ làm việc và ông bảo đảm với họ về sự hiện diện thiêng liêng của Thánh Linh Đức Chúa Trời ở với họ, ông quyết chắc với họ về sự đắc thắng sau cùng, và ông cam đoan với họ về hy vọng Đấng Mêsi chắc chắn sẽ trị vì.
Là một tiên tri, ông đã rao giảng sự công bình và nói trước cuộc tương lai. Là một con người, ông sống rất đơn sơ, mạnh mẽ trong đức tin và dạn dĩ trong sự trông cậy. Ông thúc giục dân sự phải làm việc và phải mạnh mẽ.
Ông bảo đảm với họ rằng khi họ khởi sự xây dựng Đền Thờ, Đức Chúa Trời sẽ khởi sự chúc phước cho họ.
Không giống như các tiên tri trước đây mà chúng ta đã xem xét qua, Aghê (cùng với Xachari) đã có một chức vụ rất kết quả.
Exơra 6.14: “Ấy vậy, các trưởng lão của dân Giu-đa bắt tay cất lại đền thờ, công việc được may mắn, y lời tiên tri của tiên tri A-ghê, và của Xa-cha-ri, con trai của Y-đô. Vậy, chúng làm xong công việc cất đền thờ, tùy theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, và theo chiếu chỉ của Si-ru, Đa-ri-út, và At-ta-xét-xe, vua nước Phe-rơ-sơ”.
Sứ điệp của Aghê là một sứ điệp có cần trong thời đại của chúng ta cũng y như sứ điệp ấy rất cần trong thời của Aghê.
Chúng ta đang sống vào một thời điểm mà đại đa số những ai xưng mình là Cơ đốc nhân đều chú trọng vào việc chi khác trong thế gian hơn là công việc của Đức Chúa Trời.
Biến nhiều việc khác ra quan trọng hơn công việc của Đức Chúa Trời là điều rất dễ dàng.
Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nếm trải và thực thi công việc mà Ngài đã kêu gọi chúng ta phải lo làm (nghĩa là, mang lấy Sứ Mệnh Cao Cả).
Khi chúng ta bắt đầu làm lại công việc của Đức Chúa Trời, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ chúc phước lại cho chúng ta.
Mathiơ 6.33: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.
Chúng ta cần phải để lòng mình trên những gì chúng ta biết là đúng đắn và tốt lành rồi làm theo, làm theo việc ấy!
Chúng ta cần phải sắp đặt mọi thứ tự ưu tiên của chúng ta!
Khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một phần việc, chúng ta cần phải nhớ rằng mọi tài nguyên của Ngài là vô hạn.
Đức Chúa Trời sẽ vùa giúp chúng ta làm theo những gì Ngài kêu gọi chúng ta phải lo làm bằng cách ban cho chúng ta sự khích lệ trên đường.
III. LỜI TIÊN TRI CỦA AGHÊ.
A. Lời kêu gọi phải tái thiết Đền thờ (1.1-15)
1. Sứ điệp nói tới lời quở trách nghiêm khắc (1.1-11)
Nan đề của xứ Giu-đa là xáo trộn những thứ tự ưu tiên.
Đền Thờ là tâm điểm mối tương giao của xứ Giu-đa với Đức Chúa Trời, nhưng nó vẫn còn nằm trong đống đổ nát.
Thay vì thế, dân sự đặt mọi năng lực của họ vào việc tái thiết và làm đẹp nhà cửa riêng của họ.
Nhưng, họ càng lao động khó nhọc cho bản thân mình, họ càng kiếm được ít, vì họ chẳng biết gì về đời sống và những thứ tự ưu tiên thuộc linh của họ.
Điều nầy đã không đến với họ như một sự ngạc nhiên vì Môi-se đã nói điều nầy sẽ xảy ra ở Phục truyền luật lệ ký 28.37-46.
Chính việc đó đang xảy ra cho chúng ta nếu chúng ta không sống cẩn thận!
Những thứ tự ưu tiên của chúng ta có quan hệ tới việc làm, gia đình và công việc của Đức Chúa Trời thường bị bỏ sót.
Công ăn việc làm, nhà cửa, kỳ nghỉ, cùng những sinh hoạt lúc rảnh rang không được sắp cao hơn trên bảng danh mục so với những công việc của Đức Chúa Trời.
Đâu là việc quan trọng nhất đối với bạn? Đời sống bạn đang tỏ ra điều chi là quan trọng nhất vậy? Chúng ta phải đặt Đức Chúa Trời ở trước tiên và rồi Ngài sẽ tiếp trợ cho từng nhu cần của chúng ta!
Nếu chúng ta hạ thấp Ngài so với bất kỳ một vị thế nào khác, mọi nổ lực của chúng ta sẽ trở thành hư không.
Chỉ quan tâm đến mọi nhu cần theo phần xác của chúng ta khi bất chấp mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến đổ nát trong đời sống của chúng ta!
2. Sứ điệp nói tới sự yên ủi và sự khen ngợi (1.12-15)
Chúng ta thấy rằng từ sứ điệp thứ nhứt của Aghê, cơn phục hưng đã đến.
Dân sự đã bắt đầu tái thiết Đền Thờ đúng 23 ngày sau sứ điệp thứ nhứt của Aghê. Khi cơn phấn hưng đến, tinh thần của dân sự Đức Chúa Trời được khuyến khích.
Khi cơn phấn hưng đến, công việc được thực thi.
Sứ điệp thứ nhì của Aghê khi cơn phấn hưng đến là đây: “Đức GIÊHÔVA phán: Ta ở cùng các ngươi!”
Đức GIÊHÔVA đã hiện diện với họ mọi lúc mọi khi, nhưng giờ đây Ngài đã ở VỚI họ! (nghĩa là, Đức GIÊHÔVA đã ở đàng sau những gì họ đang lo làm! Sự hiện diện tỏ tường của Ngài đã ở VỚI họ!)
Khi cơn phấn hưng đến, Đức GIÊHÔVA ở VỚI chúng ta! AMEN!
B. Sự khích lệ phải hoàn tất Đền Thờ (2.1-23)
1. Sứ điệp khích lệ (2.1-9)
Sứ điệp thứ ba của Aghê đã đến trong kỳ lễ Lều Tạm (diễn ra vào tháng 10 năm 520TC).
Những người lớn tuổi có thể nhớ đến vẻ đẹp tuyệt vời và sự vinh hiển của Đền Thờ của Vua Solomon đã bị hủy diệt.
Nhiều người trong dân sự bị ngã lòng vì họ đã nhìn thấy Đền Thờ mà họ đang xây cất không bằng được với đền thờ của Vua Solomon.
Nhưng chúng ta thấy Aghê đã khích lệ họ với sứ điệp của Đức Chúa Trời rằng vẻ oai nghi của Đền thờ nầy sẽ trổi hơn vẻ oai nghi của đền thờ trước kia.
Phần quan trọng nhất của Đền Thờ là sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Năm trăm năm sau, Đức Chúa Jêsus Christ đã đi dạo trong hành lang của đền thờ.
Hãy chú ý sự khích lệ của Chúa là phải mạnh dạn và làm công việc!
Êphêsô 6.10: “Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài”.
I Côrinhtô 15.58: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
Đức Chúa Trời muốn thay đổi thế giới qua chúng ta. Ngài đã ban cho chúng ta một công việc để lo làm cho Ngài! Thời điểm đã đến cho chúng ta phải sắp xếp mọi trình tự ưu tiên cho đúng đắn và rồi phải mạnh dạn mà làm công việc, vì Đức Chúa Trời đang ở với chúng ta!
Bất luận chúng ta đang đối diện với những khó khăn nào hoặc công việc của chúng ta làm cho Ngài có trắc trở như thế nào đi nữa, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ở với chúng ta!
2. Sứ điệp nói tới sự luyện lọc và phước hạnh (2.10-19)
Sứ điệp nầy đã được rao ra vào tháng Chạp năm 520TC. Sứ điệp ở đây rất rõ ràng. Sự nên thánh không làm trầy xước trên người, nhưng sự ô uế sẽ làm cho trầy xước!
Giờ đây, dân sự đang bắt đầu vâng theo Đức Chúa Trời, Ngài hứa khích lệ và làm cho họ được thịnh vượng, nhưng họ cần phải hiểu rõ các sinh hoạt trong Đền Thờ sẽ không tẩy sạch tội lỗi của họ.
Chỉ có sự ăn năn và vâng lời mới có thể làm được điều đó!
Nếu chúng ta khăng khăng chạy theo những việc làm sai trái và tội lỗi hoặc cố tình giữ chặt các mối quan hệ gần gũi với hạng người tội lỗi, chúng ta sẽ bị ô uế.
Tội lỗi và những thái độ ích kỷ làm ô uế từng thứ mà chúng chạm đến. Thậm chí những việc lành đã được làm ra cho Đức Chúa Trời đã bị vấy bẫn bởi các thái độ tội lỗi. Phương cứu chữa duy nhứt là sự luyện lọc của Đức Chúa Trời!
Lối sống thánh khiết sẽ đến chỉ khi chúng ta được mặc lấy quyền phép bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời!
Ở các câu 18-19, chúng ta thấy rằng dân sự đã đặt nền của Đền Thờ, nhưng cơn hạn hán sự phán xét thuộc linh do sự bất tuân trước đây đã tác động rồi vào mùa gặt trong năm đến nỗi kho vựa của họ chỉ là trống trơn do mùa màng thất bát.
Họ không có những sản phẩm chủ lực hay hàng hóa đắt tiền. Họ cần phải cẩn thận suy nghĩ về sự việc nầy. Nhưng Chúa hứa rằng mọi việc sẽ ra khác biệt.
Giờ đây, Ngài sẽ chúc phước cho họ. Sự họ trung tín vâng lời cứ liên tục tái thiết sẽ giúp cho họ kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời.
Thường thì Đức Chúa Trời gửi sự khích lệ và tán thưởng của Ngài kèm theo những bước chơn vâng phục trước tiên của chúng ta. Ngài rất sốt sắng muốn chúc phước cho chúng ta!
3. Sứ điệp nói tới sự bảo đảm (2.20-23)
Sứ điệp sau cùng của Aghê là nới với Xôrôbabên, tổng đốc xứ Giu-đa.
Đây là lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi về Xôrôbabên.
Giống như dân sự cần sự khích lệ để lo tái thiết, Xôrôbabên cần sự khích lệ để lãnh đạo dân sự nầy.
Ở các câu 21-22, Đức GIÊHÔVA đã phán về sự phán xét trong tương lai về các dân Ngoại sắp đến.
Ở câu 23, Đức GIÊHÔVA phán Ngài sẽ bắt lấy Xôrôbabên và khiến ông trở thành một ấn tín. Một chiếc nhẫn có dấu ấn đã được sử dụng để bảo đảm uy quyền và tính chơn thật của một bức thư. Nó góp phần như một chữ ký khi ấn dấu sáp vào một tài liệu thành văn.
Đức Chúa Trời đã tái khẳng định và bảo đảm lời hứa của Ngài về một Đấng Mêsi qua dòng dõi của David (Mathiơ 1.12).
Đức Chúa Trời kết thúc sứ điệp của Ngài cho Xôrôbabên với sứ điệp nầy: “Ta đã chọn ngươi!”
Một lời công bố thể ấy cũng thuộc về chúng ta nữa! Những ai trong chúng ta đã được cứu đều được Đức Chúa Trời lựa chọn!
Êphêsô 1.4: “trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời”.
Sự thực chúng ta được Đức Chúa Trời lựa chọn sẽ khiến chúng ta nhìn thấy giá trị của mình trong ánh mắt của Đức Chúa Trời và tác động chúng ta phải lo làm việc cho Ngài!
Khi Satan hạ bạn xuống, hãy tự nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời đã lựa chọn bạn đấy.
Phần kết luận:
Có vài bài học chúng ta có thể tiếp thu từ quyển sách nầy:
1. Chúng ta phải nhìn thấy mối nguy hiểm của sự sa vào chỗ tự mãn!
Chúng ta có thể bắt đầu ngay trong Chúa, nhưng chúng ta phải biết dè dặt khi kinh nghiệm ơn phước của Ngài!
2. Chúng ta phải nhìn thấy thời điểm làm công việc cho Đức Chúa Trời đang ở trong tầm tay!
3. Chúng ta phải nhìn thấy rằng ơn phước của Đức Chúa Trời phụ thuộc vào việc chúng ta vâng theo Đức Chúa Trời!
4. Chúng ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ thể hiện ra các lời hứa của Ngài về Đức Chúa Jêsus Christ! Đức Chúa Trời là thành tín!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét