Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

TIÊN TRI ÔSÊ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI ÔSÊ

Phần giới thiệu:
Ôsê là một nhân vật cực kỳ thú vị. Chức vụ của ông là một trong những chức vụ có một không hai trong tất cả các tiên tri của Cựu Ước.
Ông được Đức Chúa Trời hướng dẫn, phải lấy một người nữ có tánh tình và tiếng tăm thật nghèo nàn. Đời sống gia đình của ông là một sứ điệp sống, minh họa cho mối quan hệ của dân sự Đức Chúa Trời với Cứu Chúa của họ.
Chức vụ của Ôsê đặc biệt được tán thưởng khi đối chiếu với chức vụ của một người đương thời với ông, là tiên tri A-mốt. Cả hai nhân vật nầy đều là tiên tri có dính dáng với vương quốc có 10 chi phái. Họ đã sống và phục vụ vào một thời điểm khi xứ sở của họ rất thịnh vượng từ cái nhìn vật chất. Xứ sở rất mạnh mẽ về mặt quân sự và kinh tế. Cả hai vị tiên tri đều lo xử lý với tội lỗi của dân sự, song sự tiếp cận của họ thì rất khác nhau.
A-mốt vật lộn với tội lỗi của họ bằng lời lẽ cứng rắn chuyên lên án và xét đoán. Ông nhấn mạnh rằng họ đã phá vỡ Luật pháp của Đức Chúa Trời và đang cưu mang sự xét đoán cho bản thân họ.
Ôsê đã rao giảng cùng một sứ điệp nhưng với một âm điệu toát ra ân điển và tình yêu thương. Ôsê đã xét đoán tội lỗi của họ từ chỗ họ là hạng người mà Đức Chúa Trời đã tìm kiếm cho chính mình Ngài và đã ban hiến tình yêu cho họ. Ông nói cho họ biết họ đã sống bất trung là dường nào khi chối bỏ tình yêu của Đức Chúa Trời. Ông cũng nói cho họ biết Đức Chúa Trời vẫn yêu thương họ và sẵn sàng đem họ vào lòng Ngài trở lại nếu họ chịu gạt bỏ tội lỗi đi mà trở lại với Ngài.
A-mốt là một con người của Luật pháp. Ôsê là con người của ân điển.
I. LAI LỊCH CỦA NHÂN VẬT ÔSÊ (Ôsê 1.1)
A. Tên Ôsê có nghĩa là “Đức Giêhôva là sự cứu rỗi”.
B. Ôsê là con trai của Bê-ê-ri, chúng ta chẳng biết chi về người nầy.
C. Ôsê đã phục vụ trong thời buổi Giêrôbôam II làm Vua Israel.
1. Ôsê bị quấy rối về tình trạng thuộc linh của dân sự và bắt đầu hành động.
2. Ông biết họ không thể tiếp tục thịnh vượng khi sống bất trung cùng Đức Chúa Trời.
D. Địa vị Ôsê giữa vòng các tiên tri của Đức Chúa Trời đã được thiết lập rõ ràng.
1. Ông được trưng dẫn nhiều hơn bất kỳ một tiểu tiên tri nào khác.
2. Ông được xem là tiên tri đầu tiên của ân điển.
3. Ông được gọi là: "tiên tri có tấm lòng buồn bực".
II. CUỘC HÔN NHÂN CỦA ÔSÊ VÀ GÔ-ME (Ôsê 1.2 – 3.5)
A. Đức Chúa Trời hướng dẫn Ôsê lấy vợ làm kỵ nữ (1.2)
1. Có thể tưởng tượng được Ôsê biết rõ Gô-me là một phụ nữ hấp dẫn còn trẻ tuổi, song tánh tình thì tồi bại.
2. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Ôsê theo một phương thức mà ông biết rõ đấy là ý chỉ của Đức Chúa Trời buộc ông phải lấy nàng làm vợ.
3. Cuộc hôn nhân nầy đã khiến cho nhiều người phải thắc mắc với Ôsê. Ông bị chỉ trích, phê phán rồi trở thành đối tượng cho nhiều câu chuyện rất nghiệt ngã.
4. Điều nầy khiến cho Ôsê phải có lòng tin rất lớn.
B. Ôsê lấy Gô-me làm vợ và sanh con cái (1.3-9)
1. Ông lấy Gô-me làm vợ và hiến cho nàng mọi sự ông có.
a. Nàng mang theo danh của ông.
b. Nàng đã có phần trong nhà cửa, tiếng tăm, sự ưu ái của Đức Chúa Trời giáng trên ông, và bất cứ điều chi thuộc về ông.
c. Nàng là vợ ông theo ý nghĩa đầy đủ nhất.
2. Đứa con đầu tiên ra đời cho Ôsê và Gô-me (1.3b-5)
a. Đứa con đầu tiên là con trai và được đặt tên là Gít-rê-ên.
b. Gít-rê-ên là nơi mà Giê-hu giết Giê-sa-bên gian ác kia cùng hết thảy những ai còn sót lại trong nhà A-háp. Đối chiếu II Các Vua 9.30-33;10.11
c. Danh Gít-rê-ên làm biểu tượng cho số phận chờ đợi những kẻ nào chối bỏ Đức Chúa Trời.
d. Trũng Gít-rê-ên là bối cảnh của nhiều trận đánh đổ máu và sẽ là bối cảnh của trận đánh At-ma-ghê-đôn.
3. Đứa con thứ hai ra đời cho Gô-me (1.6-7)
a. Đứa con không phải là con của Ôsê.
b. Đứa con là con gái và được đặt tên là Lô-ru-ha-ma.
c. Tên Lô-ru-ha-ma có nghĩa là không được thương xót, không được yêu thương, là đứa con không bao giờ biết đến tình thương của người cha.
d. Tên ấy làm biểu tượng cho thời điểm khi Israel sẽ không còn được thương xót bởi Đức Chúa Trời nữa và sẽ bị phó cho kẻ thù.
4. Đứa con thứ ba ra đời cho Gô-me (1.8-9)
a. Đứa con là con trai và được đặt tên là Lô-am-mi.
b. Lô-am-mi có nghĩa là “chẳng phải dân ta”.
c. Tên ấy làm biểu tượng cho cuộc lưu đày của dân sự Đức Chúa Trời ra khỏi xứ.
C. Tình trạng đáng buồn nơi hoàn cảnh của Ôsê và chiều sâu tình yêu của ông được tỏ ra (2.1)
1. Gít-rê-ên được ban cho một sứ điệp về anh chị em của nó (2.1-5)
a. Tên Lô-ru-ha-ma và Lô-am-mi được thay đổi.
(1) Lô-am-mi giờ đây là Am-mi (nghĩa là: dân ta).
(2) Lô-ru-ha-ma giờ đây là Ru-ha-ma (nghĩa là “được thương xót, được yêu thương, nhìn biết tình yêu thương của cha”)
b. Mấy đứa con được yêu cầu phải kiện mẹ chúng, là người đã lìa bỏ Ôsê vào thời điểm đó (2.2-5)
(1) Nàng bị yêu cầu phải cất bỏ sự dâm loạn và đường lối gian ác của mình (2.2b)
(2) Nếu nàng còn tiếp tục như đã có, nàng sẽ bị tước lột hết mọi phúc lợi của việc làm vợ của Ôsê (2.3)
(a) Nàng sẽ bị lột sạch giống như lúc ban đầu (nghĩa là, chẳng có gì hết)
(b) Con cái của nàng sẽ không được Ôsê chăm sóc (2.4-5)
i) Chúng là con cái của sự dâm loạn.
ii) Gô-me đã là kỵ nữ khi lấy Ôsê làm chồng.
2. Chiều sâu của sự Gô-me sa ngã vào trong tội lỗi đã được nói trước (2.6-13)
a. Nàng sẽ bị tình nhân mình chối bỏ (2.7a)
b. Nàng sẽ quyết định trở về cùng Ôsê (2.7b)
c. Nàng sẽ chịu khổ trong một thời gian (2.10)
3. Sự trở về với địa vị ban đầu của nàng đã được nói trước (2.14-23)
a. Nàng sẽ được tìm ra từ chỗ tà dâm của mình (2.14-15)
b. Sẽ có một sự thay đổi từ mối quan hệ nguyên thủy (2.16)
(1) Trong quá khứ, nàng đã gọi Ôsê là “Ba-ali” có nghĩa là “Chủ của tôi”.
(2) Trong mối quan hệ mới, nàng sẽ gọi ông là “Ishi” có nghĩa là “chồng tôi”.
c. Mối quan hệ mới sẽ trở thành mối quan hệ thường trực của tình yêu và sự bình an (2.17-23)
D. Ôsê đã mua Gô-me ra khỏi chỗ tà dâm của nàng.
1. Đức Giêhôva đã hướng dẫn ông tìm ra nàng (3.1)
2. Ông tìm gặp nàng đang bị bán như một nô lệ tại chợ bán đấu giá công khai (3.2)
a. Nàng đã xuống đến tận đáy bùn nhơ.
b. Ôsê đã trả giá để chuộc lấy nàng.
3. Ông đặt nàng vào một thời gian thử thách (3.3-4)
a. Nàng cần phải sống dưới kỷ luật.
b. Nàng chưa có thân phận làm vợ hay làm mẹ.
4. Thời kỳ sẽ đến khi nàng vui hưởng mọi phúc lợi của việc làm vợ cho Ôsê một lần nữa (3.5)
E. Câu chuyện nói tới Ôsê và Gô-me là câu chuyện biểu tượng cho mối quan hệ của Đức Chúa Trời và Israel.
Ôsê đã tiếp thu ý nghĩa của tình yêu chịu khổ của Đức Chúa Trời vì một dân tội lỗi.
Ông đã nhìn biết Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
III. SỨC THÚC ĐẨY CHÍNH TRONG CHỨC VỤ CỦA ÔSÊ.
A. Ông chỉ ra ba hành động xấu xa chính yếu là bằng chứng của sự Israel bất trung cùng Đức Chúa Trời.
1. Ông chỉ ra tình trạng suy đồi của sự thờ phượng (4.6)
a. Họ chẳng có ý niệm gì về sự thờ phượng thiêng liêng cho Đức Chúa Trời.
b. Họ tìm cách hợp lý hóa rồi kết thúc trong sự thờ lạy Ba-anh.
2. Ông chỉ ra sự đồi bại hoàn toàn trong chính sách quốc gia của họ (7.10-11)
3. Ông chỉ ra sự đồi bại về mặt đạo đức.
B. Những việc quan trọng nhất cần phải tiêp thu từ sứ điệp của Ôsê.
1. Tôn giáo phải là bề trong và thuộc linh.
2. Đức Chúa Trời của lẽ phải là Đức Chúa Trời của mọi tình yêu chịu khổ, và trong sự thực nầy cuộc phấn đấu tới lui giữa công bình và thương xót được chiếu ra.
3. Tội lỗi là chống nghịch lại tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
4. Mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân sự Ngài là mối quan hệ mật thiết.
5. Tình yêu phục hồi lại mối tương giao đã gãy vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét