Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

SỨ ĐỒ GIACƠ: CON TRAI CỦA XÊBÊĐÊ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ GIACƠ: CON TRAI CỦA XÊBÊĐÊ
– PHẦN 2

Phần giới thiệu.
Chúng ta đã khởi sự xem xét Sứ đồ Giacơ trong tuần qua, ông là anh của Sứ đồ Giăng.
Ôn lại – Sứ đồ Giacơ – Phần 1
I. LAI LỊCH CỦA GIACƠ.
Có 3 Gia cơ trong Kinh Thánh (Mathiơ 10.1-4)
1. Hai vị Sứ đồ có tên là Giacơ:
a. Giacơ, anh của Giăng
b. Giacơ, con của Aphê
2. Và có em kế của Chúa, cũng có tên là Giacơ (Mathiơ 13.54-56; Galati 1.19)
II. SỰ KÊU GỌI CỦA GIACƠ (Mathiơ 4.18-22; Luca 5.10)
Cũng giống như sự kêu gọi bao người khác mà Chúa Jêsus đã thực hiện – Sự kêu gọi ấy còn tiếp tục.
III. SỰ ĐÀO TẠO GIACƠ.
1. Có một nghề nghiệp – là một ngư phủ
2. Rồi qua 3 năm rưỡi với Chúa Jêsus
a. Học biết nhìn xem cuộc sống qua ánh mắt của Đấng Christ
b. Học biết phải đối diện với bất cứ điều gì, rồi chỉ với đức tin mà thắng hơn.
IV. MỐI QUAN HỆ CỦA ÔNG VỚI CHÚA JÊSUS – LÀ CHI THỂ CỦA VÒNG TRONG CÙNG.
V. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIACƠ .
Trong hai sự cố được ghi lại trong Kinh Thánh cho thấy Chúa thực sự bắt đầu nắn đúc và thay đổi bổn tánh của Giacơ – và ông không nhìn biết sự ấy – ít nhất cho tới sau khi Chúa phục sinh!
Chúa Jêsus đặt tên lại cho Giacơ và Giăng thành “Con Trai của Sấm Sét” hay “mau nóng giận” – mau phản ứng (Mác 3.17)
A. Ông chịu áp lực với cơn giận dữ.
Cơn giận của người Samari làm nổ ra cơn giận ở trong lòng của hai vị sứ đồ – cơn giận ấy tác động cả Giacơ và Giăng.
Chúa Jêsus chỉ ra rằng họ chịu ảnh hưởng của một tâm linh SAI TRÁI.
B. Ông tìm kiếm sự nổi bật (Mác 10.35-41; Mathiơ 20.20-24).
Giờ đây, chúng ta cũng hãy xét xem thể nào Giacơ đã tìm cách nổi bật hơn Thân Vị của Chúa Jêsus – nghĩa là, tìm kiếm đời sống thiện hảo thay vì đời sống tin kính.
1. Các phần thưởng của một đời sống Cơ đốc (Mác 10.28-31).
Chúng ta cần từng phần thưởng để được nhắc nhớ đến mọi ơn phước của đời sống Cơ đốc.
a. Hiển nhiên là Phierơ đã lo về việc chẳng được gì ở mức cuối cùng – Hãy nhớ, ông đã lìa bỏ mọi sự trong 3 năm trời tại bờ biển.
b. Chúa Jêsus hứa với từng Cơ đốc nhân nào được 100 lần hơn những gì họ mất mát (lãi 10.000%)
c. Và phần chi trả KHÔNG NHỮNG trên thiên đàng, mà chúng ta còn nhận được nhiều ơn phước trong đời nầy nữa!
d. Nhưng chìa khóa được tìm thấy qua hai từ:
1) Mất mát – nếu mọi sự chúng ta nhắm vào là lợi lộc, khi ấy chúng ta sẽ mất mát.
2) Sự bắt bớ – nếu chúng ta không chiếm một chỗ đứng vì cớ Chúa, chúng ta sẽ vấp ngã.
2. Lý do cho đời sống Cơ đốc nhân (Mác 10.32-34).
Điều nầy rất cụ thể:
a. Khi họ càng đến gần thành Jerusalem hơn trong lần cuối cùng, có hai việc xảy ra trong lòng của các sứ đồ:
1) Họ kinh ngạc – ngạc nhiên, bị sốc trong chỗ họ cảm nhận
2) Họ sợ hãi – là cảm xúc không đúng – dường như họ đang hướng vào một cơn bão, vào thời điểm hoạn nạn xấu xa, và họ chẳng muốn đi tiếp nữa.
3) Chính ở chỗ nầy mà Chúa Jêsus đã lấy mắt nhìn xem họ, một lần nữa Ngài giải thích mọi điều có ở trước mặt họ, đặc biệt mọi điều ở trước mặt dành cho CHÍNH MÌNH NGÀI.
a) Ngài nói cho họ biết, Ngài sẽ bị bắt và bị dẫn đến Thầy tế lễ thượng phẩm.
b) Ngài nói cho họ biết, Ngài sẽ bị xét đoán cho đến chết.
c) Ngài nói cho họ biết, Ngài sẽ bị chuyển qua cho người Lamã. Ở đó Ngài bị chế giễu, bị đánh đòn, bị khạc nhổ vào mặt rồi bị giết.
d) Nhưng, Ngài nói cho họ biết, Ngài sẽ sống lại!
b. Bạn nghĩ các sứ đồ sẽ tìm kiếm gì sau khi nghe hết sự thể nầy?
Họ đang nghĩ gì vậy? BẠN đang nghĩ gì thế?
3. Xác thịt trị vì trong đời sống Cơ đốc nhân (Mác 10.35-40).
Đây cũng là mẫu mực cho hết thảy chúng ta nữa! Bất luận chúng ta đọc Kinh Thánh, hay tôi giảng nhiều dường nào, chúng ta thường xử sự giống như Giacơ hơn là giống Chúa Jêsus!
a. Giacơ bỏ qua mọi sự nói tới thập tự giá, và thành Jerusalem.
b. Giacơ không chú trọng nhiều vào Chúa Jêsus là Cứu Chúa.
c. Lý trí ông chỉ khóa lại ở chỗ Chúa Jêsus là Vua – Giacơ tưởng họ sẽ tới thành Jerusalem để lập Chúa Jêsus làm Vua mà thôi!
d. Bây giờ, chúng ta biết sự trị vì của chúng ta là một thực tại, nhưng việc ấy sẽ có về sau nầy kia.
e. Hãy chú ý công việc của xác thịt ở đây.
1) Xác thịt không muốn nghe về thập tự giá – đây là sự rồ dại.
2) Xác thịt bị lèo lái bởi điều chi ham muốn, chớ không phải bởi những điều Đấng Christ mong muốn.
3) Xác thịt muốn bảo Chúa Jêsus những điều phải làm.
4) Xác thịt nhận hạng người có ảnh hưởng giúp cho bạn có được những gì bạn ham muốn – thậm chí mẹ ruột của bạn nữa đấy!
5) Xác thịt sẽ thờ lạy BẤT CỨ ĐIỀU CHI hay BẤT CỨ AI bao lâu nó nhận được những gì nó ham muốn!
6) Xác thịt chỉ muốn sưởi trong sự vinh hiển của Đấng Christ, chớ không tìm cách DÂNG cho Đấng Christ sự vinh hiển.
a) Những nữ hoàng hay thủ lãnh đều ngồi tại những vị trí nầy, cùng với nhà vua.
b) Họ biết rõ Chúa Jêsus sẽ trị vì – rõ ràng là ở chỗ Ngài thể hiện ra quyền phép siêu nhiên.
7) Xác thịt của Giacơ mong muốn điều gì? Sứ đồ Giacơ đã tìm cách để được “CAO CẢ HƠN NGƯỜI KHÁC”.
i. Rõ ràng Chúa Jêsus là ĐỈNH CAO – đạo đức giả dường bao.
ii. Nhưng chỗ số 2 phải có sẵn ở đó, và GIACƠ tưởng ÔNG ẤY là thiện hảo đủ cho địa vị ấy!
f. Bây giờ, không những Giacơ và Giăng là hạng người bị tiêm nhiễm với “căn bịnh” nầy – chúng ta cũng thế.
1) Tất cả các sứ đồ vào những thời điểm khác nhau đã tranh cãi ai là nhân vật lớn lao nhất (Mác 9.30-35; Luca 22.24).
2) Con người tôn giáo – người Pharisi (Mathiơ 23.4-5).
3) Một lãnh đạo có sức lôi cuốn nhất trong Hội Thánh – Điôtrép (III Giăng 1.9-10)
4. Cái giá cao trọng của một Cơ đốc nhân (Mác 10.38-40).
a. Chúa Jêsus đã hỏi Giacơ không biết ông và bất kỳ ai khác có thể uống cái “chén” của Ngài và “chịu báptêm” với phép báptêm của Ngài hay không?
b. Ngay lập tức, ông đáp: “Tất nhiên là chúng tôi có thể chịu được!”
c. Rõ ràng, Giacơ không chú ý gì nhiều cả, vì ông không có một manh mối nào về những gì Chúa Jêsus mới nói.
d. Chúa Jêsus nói cho Giacơ biết ông chắc chắn SẼ uống từ chính “cái chén” mà Chúa Jêsus sẽ uống, và chịu báptêm với chính “phép báptêm” mà Chúa Jêsus sẽ chịu.
1) Cả hai điều nầy đều đề cập đến sự chết của Ngài.
2) Bạn thấy đấy, giá của sự vinh hiển rất cao.
3) Mỗi ngôi sao ca nhạc và điện ảnh sẽ nói cho bạn biết y như thế.
5. Tái tập trung vào đời sống Cơ đốc (Mác 10.41-45)
a. Tự xét mình (I Giăng 4.1). Chúng ta cần phải xét lại mọi thái độ của chúng ta.
b. Hạ mình xuống. Không phải là yếu đuối, nhưng để cho ai đó đứng vị trí đầu.
c. Lo phục vụ
1) Khi nào là lần cuối cùng không những bạn làm một việc gì cho ai đó, và chỉ GIỮ mình là nguồn phước cho họ, hết thảy vì cớ Chúa Jêsus?
2) Phục vụ có nghĩa là HẦU VIỆC, như một nô lệ thấp hèn, chuyên rửa chơn của một tôi tớ!!!
3) Tôi tớ của mọi người sẽ là Chủ của mọi người ở trong Vương quốc của Đức Chúa Trời.
4) Giờ đây, chúng ta đang nhìn biết và hiểu rõ mọi điều Chúa Jêsus đã đến để sống và lo làm – không phải để cai trị và trị vì trên đời sống của nhiều người như một bạo chúa, mà là để cứu chuộc!
Phần kết luận:
Vì thế, chúng ta hãy ôn lại bổn tánh của Giacơ:
a. Ông không biết mình đang chạy theo tâm linh nào
1) “Bỏ qua một bên” là điều rất dễ làm
2) Kinh Thánh dạy chúng ta phải mềm mại – ý thức đủ về chiến trận thuộc linh có thể nổi nóng vào bất cứ thời điểm nào.
b. Ông không biết loại thắc mắc nào mà ông đã đưa ra với Đấng Christ.
Nhưng rồi, . . .
Chúng ta nhìn thấy khả năng của ông. Có điều gì đó đã xảy ra cho Giacơ sau khi Chúa phục sinh!
1. Đức Thánh Linh tạo ra sự khác biệt trong đời sống của người tin Chúa.
a. Tin theo Đức Chúa Trời chẳng có nghĩa gì hết. Tin NƠI Chúa Jêsus có chút ý nghĩa thôi.
b. Tin VÀO Chúa Jêsus – tin cậy hoàn toàn vào sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus để được cứu rỗi.
c. Nhưng phục theo công tác của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta tạo ra sự thay đổi trong đời sống của chúng ta! Chúng ta cần phải để cho Ngài làm cho chúng ta tan vỡ, nắn đúc và tái tạo chúng ta.
2. Ông đã chuyên sâu trong việc học hỏi và dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời, và sự cầu nguyện (Công Vụ các Sứ đồ 6.3-4)
Chúng ta nhìn thấy sự cuối cùng của ông (Công Vụ các Sứ đồ 12.1-2)
1. Ông không được giữ cho khỏi chết.
2. Làm một người tuận đạo là một vinh dự – ông đã uống cái chén ấy.
3. Thà làm một của lễ sống thì tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét