Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Tiên Tri Giôên


NHÂN VẬT KINH THÁNH 
TIÊN TRI GIÔÊN
PHẦN 1

Phần giới thiệu:
Tối nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu các tiên tri của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước bằng cách nhìn vào tiên tri Giôên trong Cựu Ước.
Tên Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời” hay “Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời”.
Tên Giôên là cái tên Do thái rất phổ thông và có 14 người được nhắc tới trong Kinh Thánh bằng tên ấy.
Chúng ta biết rất ít hay chẳng biết gì về hầu hết số người nầy và đời sống cá nhân của họ kể cả Tiên tri Giôên. 
Mọi sự chúng ta hay biết về tiên tri Giôên, ấy là tên của cha ông là Phê-thu-ên.
Sách nầy đã được viết ra vào thế kỷ thứ 9TC (830-820TC). Điều nầy khiến cho ông là người đồng thời với Êlisê.
Giôên là tiên tri cho cả nước Israel, nhưng chủ yếu là cho nước Giuđa.
Một trong những lẽ đạo chìa khóa của sách nầy là: “Ngày của Đức Giêhôva”.
1. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một việc xảy ra phi thường trong hiện tại (như dịch châu chấu).
2.Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một biến cố trong tương lai gần. (Như sự hủy diệt thành Jerusalem hay sự thất bại của các nước nghịch thù).
3. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới các biến cố trong tương lai sắp xảy ra trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử:
a. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới bảy năm đại nạn. 
b. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới ngày của chiến trận At-ma-ghê-đôn.
c. Lẽ đạo nầy cũng có thể đề cập tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ ở trên đất.
Dù khi Ngày của Đức Giêhôva đề cập tới một biến cố trong hiện tại, nó cũng phác họa ngày sau rốt của Đức Giêhôva. 
Nội dung phải quyết định khung thời gian nào đang ở trong tầm nhìn. 
Ý nghĩa của “ngày của Đức Giêhôva” nhấn mạnh sự can thiệp của Đức Chúa Trời vào các vụ việc của loài người.
Lai lịch của sách nầy là đây – trong thời của Giôên, Hoàng hậu Gian Ác Athali đã nắm lấy quyền lực trong một bộ đôi gây đổ máu, nhưng mấy năm sau đó đã bị lật đổ. Giô-ách được tôn lên làm vua, nhưng khi ấy ông mới có 7 tuổi và rất cần sự dẫn dắt về mặt thuộc linh. Giô-ách đã bước theo Đức Chúa Trời trong những năm đầu đời của mình, nhưng rồi đã tẻ tách khỏi Ngài.
Một trận dịch châu chấu đã xảy đến để kỷ luật xứ sở. Giôên đã kêu gọi dân sự nên quay lại với Đức Chúa Trời trước khi có một sự phán xét xảy ra.
Sứ điệp của Giôên là đây: Đức Chúa Trời xét đoán dân sự vì tội lỗi của họ, song lại thương xót đối với những người quay trở lại với Ngài, và ban cho họ ơn cứu rỗi đời đời.
I. HỌA CHÂU CHẤU (1.1-20)
Chương mở đầu nầy mô tả những tác động của một trận dịch châu chấu nghiêm trọng đã quét qua xứ.
Đây là một trận dịch mang lại sự tàn phá, gây mất mát kinh tế và đau khổ rất lớn cho cả người và vật.
Tuy nhiên, trận dịch nầy đã báo hiệu một tai họa còn tệ hại hơn nữa sắp xảy tới – ngày hủy diệt của Đức Giêhôva.
A. Sự hủy diệt có một không hai (1.1-3).
Chẳng có điều gì giống với điều nầy từng xảy ra trước đây với một cấp độ lớn lao.
Họ được giục giã phải chú ý những điều mà Đức Chúa Trời đã làm, học hỏi từ điều đó, và kể lại việc ấy trong hai lổ tai của con cháu họ qua các thế hệ hầu đến.
George Santayana đã nói: “Người nào bất chấp quá khứ chắc chắn phải lặp lại quá khứ đó”.
B. Sự hủy diệt trọn vẹn (1.4)
Biến cố ở đây là một cuộc xâm nhập to lớn của bầy châu chấu đã hủy diệt trọn vẹn mùa màng trong xứ.
Bốn từ ngữ đã được sử dụng nói tới bầy châu chấu ở đây nhấn mạnh các “làn sóng” châu chấu liên tục trong cuộc xâm nhập.
1. Sâu róm – loại châu chấu đục đẻo. 
2. Châu chấu – loại châu chấu di chuyển thành đàn.
3. Sâu đo – châu chấu đi từ chỗ nầy đến chỗ kia.
4. Sâu bướm – loại châu chấu hủy diệt.
Một trận dịch châu chấu có thể gây tàn phá giống như một đội quân xâm lăng. Bầy châu chấu nhóm lại thành nhiều nhóm rất lớn không đếm được rồi bay đi vài feet trên mặt đất, dường như làm cho mặt trời phải tối tăm khi chúng bay qua. Khi chúng đáp xuống, chúng cắn nuốt hầu hết từng mảng rau cỏ trên đường đi của chúng.
Có ba lần tham khảo đến phần thừa lại trong một làn sóng châu chấu nhấn mạnh bản chất rộng khắp của sự hủy diệt.
C. Sự hủy diệt lớn lao (1.5-12)
1. Nó tác động đến rượu (1.5-7, 12)
Mọi ý thức đạo đức của dân sự đã bị làm cho cùn đi, tỏ cho họ thấy rõ ràng về tội lỗi.
Vì thế, Đức Chúa Trời đã hủy diệt thậm chí đến thứ gây cho họ say sưa.
Mọi ý thức đạo đức của chúng ta có thể bị cùn nhụt đi bởi nhiều việc trong xã hội thịnh vượng nầy mà chúng ta đang sinh sống trong đó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải in trong trí rằng Đức Chúa Trời có thể cất bỏ hết mọi sự trong một phút giây.
2. Nó tác động đến cây vả (1.7, 12)
3. Nó tác động đến lúa mì (1.10-11)
4. Nó tác động đến cây cối (1.10, 12)
II. SỰ KÊU GỌI PHẢI ĂN NĂN (1.13-14)
A. Nịt lưng – (nghĩa là, với bao gai). Một hành động hạ mình.
Bao gai là loại áo tồi tàn, màu sẫm tối, mặc trong các nghi thức khóc than như sự tỏ ra buồn rầu ở ngoài mặt.
B. Than khóc – “Bức tóc và đấm ngực (như người phương Đông tỏ ra khi đau buồn); hàm ý thương tiếc”.
C. Thở than – “kêu gào với giọng điệu đau buồn”.
D. Kiêng ăn – Một khoảng thời gian không có đồ ăn để ăn và dân sự đến gần Đức Chúa Trời với sự hạ mình, đau buồn vì cớ tội lỗi, và thành khẫn cầu nguyện.
Trong Cựu Ước, người ta thường kiêng ăn trong những lúc có tai vạ để hướng sự chú ý của họ vào Đức Chúa Trời và để tỏ ra sự thay đổi trong lòng và kỉnh kiền thành thực.
E. Hội đồng trọng thể – Không thường được triệu tập đâu. Hầu hết được triệu tập trong lúc có khủng hoảng của xứ sở.
III. Ý NGHĨA CỦA NẠN DỊCH (1.15-20)
Nạn dịch châu chấu nầy có ý nghĩa vì vai trò của nó như làm hình bóng trước cho ngày phán xét trong tương lai – Ngày của Đức Giêhôva (nghĩa là, Thời Kỳ Đại Nạn).
A. Nạn dịch nầy có một không hai.
Mathiơ 24.21: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa”
B. Nạn dịch nầy cũng rất trọn vẹn. 
Tác động từng phương diện của cuộc sống.
C. Nạn dịch nầy cũng rất lớn lao. 
Tác động toàn thế giới.
Chúng ta cần phải ghi nhớ, dù Ngày của Đức Giêhôva trong tương lai không những là thời kỳ phán xét, mà ngày ấy còn là một thời kỳ hạnh phước và phục hồi nữa.
Các câu 16-20 chứa phần mô tả hậu quả của trận dịch châu chấu. Bằng cách tập trung vào bản chất có một không hai của trận dịch nầy, tiên tri Giôên đã tỏ ra dự tính của ông, ấy là ngày hủy diệt của Đức Giêhôva đã gần kề rồi.
Phần kết luận:
Vì vậy, chúng ta nhìn thấy Giôên đã được Đức Chúa Trời sai đến để chỉ ra cuộc xâm lược của châu chấu đã đến từ Đức Giêhôva.
Giôên đã phát ra lời kêu gọi phải ăn năn và kế đó ông chỉ ra ý nghĩa của nạn dịch giống như làm hình bóng trước cho ngày của Đức Giêhôva sắp xảy đến.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét